Người bệnh tiểu đường ăn mướp đắng có có tốt cho đường huyết không?
Theo các nhà khoa học Mỹ, mướp đắng giàu vitamin và khoáng chất, có tính kháng khuẩn, chất chống oxy hóa. Mướp đắng được dùng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh như bệnh tiểu đường, ung thư, viêm loét, táo bón… Nghiên cứu của Bangladesh chỉ ra rằng, mướp đắng có chứa các hợp chất giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm mức độ lipid (chất béo) trong máu.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Naresuan (Thái Lan) đã theo dõi những người bệnh tiểu đường tuýp hai dùng 2.000 mg mướp đắng mỗi ngày trong 4 tuần và có mức đường huyết giảm so với lúc ban đầu. Các nhà nghiên cứu kết luận, mướp đắng có chứa các chất ngăn chặn sự thèm ăn và giảm lượng đường trong máu, hoạt động tương tự như insulin.
Ảnh minh họa
Một nghiên khác của Nigeria phát hiện ăn lá mướp đắng (5-20% khẩu phần ăn) cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu.
Các nhà nghiên cứu của Bệnh viện Đa khoa Philippines đã theo dõi 40 người bệnh tiểu đường tham gia, chia thành hai nhóm gồm: uống hai viên bổ sung mướp đắng ba lần một ngày và uống giả dược mỗi ngày trong ba tháng. Kết quả cho thấy, nhóm uống viên bổ sung mướp đắng có mức A1C giảm ít. Trong khi, nhóm uống giả dược không có sự thay đổi. Nghiên cứu chỉ ra rằng, mướp đắng làm giảm mức A1C ở bệnh nhân tiểu đường (mức đường huyết trung bình trong khoảng 2-3 tháng).
Lưu ý khi người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng
Mướp đắng có liên quan đến việc hạ thấp lượng đường trong máu của cơ thể. Tuy nhiên, mướp đắng không phải là một phương pháp điều trị hoặc thuốc được phê duyệt cho bệnh tiểu đường mặc dù có bằng chứng cho thấy nó có thể kiểm soát lượng đường trong máu.
Ảnh minh họa
Một số nghiên cứu đã so sánh hiệu quả của mướp đắng với một loại thuốc trị tiểu đường hiện tại. Nghiên cứu kết luận rằng mướp đắng đã làm giảm nồng độ fructosamine ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, nó hoạt động kém hiệu quả hơn so với liều thấp hơn của loại thuốc đã được phê duyệt.
Tại thời điểm này, mướp đắng chưa được phê duyệt về mặt y tế như một phương pháp điều trị bệnh tiểu đường. Chuyên gia nói rằng, bạn chỉ nên bổ sung mướp đắng vào bữa ăn như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Bạn không nên sử dụng mướp đắng như một chất bổ sung mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
Cảnh giác với tác dụng phụ của mướp đắng
Mướp đắng có thể gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng đến các loại thuốc khác. Một số rủi ro và biến chứng của mướp đắng bao gồm:
– Hạ đường huyết gây nguy hiểm nếu dùng insulin.
– Gây tiêu chảy, nôn mửa và các vấn đề về đường ruột khác.
– Gây chảy máu âm đạo, co thắt và hư thai
– Có thể làm tổn thương gan
– Có thể gây thiếu máu ở những người bị thiếu men G6PD.
News
Video thủ khoa Nguyễn Lê Hiền Mai cực hót, đã hơn 3 triệu lượt xem
Video ghi lại khoảnh khắc nữ sinh Phú Thọ sau khi tra điểm và thông báo với gia đình: “Mẹ…
Ủ uôi Mina Young chuyến này căngggggg
Ngắm nhìn Mina Young, người xem dễ dàng cảm nhận được sự dịu dàng, gần gũi như cô bạn thân thuở…
Lại nhớ cờ nhíp 40tr viu của Quỳnh Alee
Clip của Quỳnh Alee khi ấy đã đạt được gần 40 triệu lượt xem, 600.000 lượt tương tác và hàng…
Mẹ thủ khoa Nguyễn Lê Hiền Mai đi xe 11 tỷ, nhìn qua bố ruột của cô mới thực sự gây s-ố-t, bảo sao giàu thế
Thông tin Nguyễn Lê Hiền Mai đạt điểm tuyệt đối khối A00 tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 đã…
MV Hoàng Thuỳ Linh gây chú ý
MV “Bo xì bo” của Hoàng Thùy Linh – lấy cảm hứng từ các trò chơi dân gian – đứng…
Ngọc Chinh trong xe ô tô
Mới đây, “nữ hoàng nội y Ngọc Trinh” chia sẻ trên Instagram một đoạn clip ngắn quay lại không gian phía…
End of content
No more pages to load