Giá vàng miếng trong nước tăng mạnh, lập đỉnh lịch sử

Theo cập nhật từ các doanh nghiệp lớn vào lúc 15h18 chiều 18.4, giá vàng miếng đồng loạt tăng mạnh. Cụ thể, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá mua vào ở mức 117 triệu đồng/lượng và bán ra 120 triệu đồng/lượng. So với hôm qua, giá mua đã tăng 1,5 triệu đồng và giá bán tăng tới 2 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI cũng đồng loạt nâng giá tại hai thị trường chính là Hà Nội và TP.HCM, với mức mua vào là 117 triệu đồng/lượng và bán ra 120 triệu đồng/lượng – tương đương với giá niêm yết của SJC. Đây là lần hiếm hoi cả ba doanh nghiệp lớn gồm SJC, DOJI Hà Nội và DOJI TP.HCM đều ghi nhận mức giá kịch trần như nhau.

Tại hệ thống PNJ, giá vàng miếng cũng không nằm ngoài xu hướng. Tuy không niêm yết cao bằng SJC nhưng PNJ vẫn đưa giá bán ra lên đến 119 triệu đồng/lượng và mua vào 116 triệu đồng, tăng lần lượt 2 triệu và 1,5 triệu đồng mỗi lượng so với hôm qua.
Giá vàng chiều nay (16-4): Giá vàng trong nước lập đỉnh mới 111 triệu
Điều đáng chú ý là mức chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và thế giới đã tăng lên tới 15,5 triệu đồng/lượng – mức chênh tương tự giai đoạn cuối năm 2023, trước thời điểm Ngân hàng Nhà nước tiến hành các đợt can thiệp thị trường.

Giá vàng nhẫn tăng nhẹ, DOJI biến động nhanh nhất

So với vàng miếng, giá vàng nhẫn trong phiên chiều ghi nhận sự ổn định hơn nhưng vẫn có sự điều chỉnh nhất định ở một số hệ thống. Trong đó, Tập đoàn DOJI được xem là đơn vị điều chỉnh giá nhanh và mạnh nhất. Vàng nhẫn 4 số 9 của DOJI tăng thêm 500.000 đồng/lượng ở chiều mua, nâng giá mua vào lên 114,5 triệu đồng/lượng và bán ra 117,5 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, SJC giữ nguyên mức giá mua vàng nhẫn là 114 triệu đồng/lượng và bán ra 117 triệu đồng/lượng, không thay đổi so với phiên sáng. Giá vàng nhẫn tại PNJ và Phú Quý cũng dao động quanh mức 114 – 117 triệu đồng/lượng, tuy nhiên không có điều chỉnh đáng kể.

Việc giá vàng nhẫn tăng chậm hơn so với vàng miếng được lý giải do đây là dòng sản phẩm phổ thông, chịu ảnh hưởng lớn từ sức mua của người dân và không phản ánh hoàn toàn theo biến động của thị trường đầu tư như vàng miếng.

PNJ vẫn không có vàng để bán ra

Với số lượng tồn kho lớn như vậy nhưng trong những ngày gần đây, khi giá vàng liên tục biến động, không ngừng có đỉnh mới, người dân chen nhau xếp hàng tại các cửa hàng để gom mua từng chỉ vàng, ngoài mặt hàng trang sức vốn là thế mạnh, PNJ lại thông báo không có vàng nhẫn trơn hay vàng miếng SJC để bán ra.

Ngày 17/4, doanh nghiệp này niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 115,5 triệu đồng – 118 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra) và nhẫn trơn PNJ ở mức 114 triệu đồng – 117 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Sở hữu 13.000 tỷ đồng tồn kho vàng, PNJ không có vàng bán ra- Ảnh 1.

PNJ thông báo hết vàng nhẫn trơn, vàng miếng SJC trên toàn hệ thống.

So với thời điểm cuối tháng 12 năm trước, giá vàng chỉ ở mức 83,4 triệu đồng – 84,2 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giá vàng tại PNJ đã tăng thêm 30,6 triệu đồng ở chiều mua vào và 32,8 triệu đồng ở chiều bán ra. Chênh lệch mua bán cũng được giãn rộng từ 0,8 triệu đồng lên đến 3 triệu đồng/lượng.

Dù sở hữu lượng hàng tồn kho “khủng” với giá trị tăng dần qua từng năm, nhưng việc PNJ không có sẵn vàng miếng hay vàng nhẫn trơn để bán ra trong bối cảnh giá vàng lập đỉnh khiến thị trường đặt dấu hỏi lớn về cơ cấu tồn kho thực tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp.

Liệu phần lớn tồn kho đang nằm ở nhóm trang sức – vốn không dễ xoay vòng nhanh theo giá thị trường, hay đây là bước tính toán dài hạn của PNJ để giữ vững vị thế giữa lúc thị trường vàng đang trong cơn sốt?