Tại tòa, một số cựu cán bộ của Cục Điều tiết điện lực thừa nhận đã lập hồ sơ trái quy định, giúp nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3 được cấp giấy phép hoạt động hưởng giá điện ưu đãi. Loạt sai phạm này khiến EVN thiệt hại 210 tỉ đồng.
Trần Quốc Hùng, cựu phó trưởng phòng thuộc Cục Điều tiết điện lực, trả lời thẩm vấn về những sai phạm liên quan nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3 – Ảnh: GIANG LONG
Hôm nay (22-4) phiên tòa xét xử cựu thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 bị cáo trong vụ án EVN thiệt hại hơn 1.200 tỉ đồng liên quan 3 dự án điện mặt trời, trong đó có nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3.
Tại tòa, hội đồng xét xử đã thẩm vấn các bị cáo là cựu cán bộ của Cục Điều tiết điện lực để làm rõ những sai phạm liên quan trong thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép hoạt động trong khi Lộc Ninh 3 không đủ điều kiện.
Liên quan dự án này, tòa cũng thẩm vấn các bị cáo là cựu cục phó Cục Thuế tỉnh Bình Phước và hai cựu cán bộ cấp dưới để làm rõ những sai phạm liên quan việc hoàn thuế sai trăm tỉ đồng.
Không kiểm tra, thẩm định vẫn cấp phép cho Lộc Ninh 3
Theo cáo buộc, dự án nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3 có công suất 150 MWp do Công ty Năng lượng Lộc Ninh 3 làm chủ đầu tư được phê duyệt địa điểm xây dựng tại xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
Theo quy định, nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3 không đủ điều kiện để được công nhận ngày vận hành thương mại theo quy định của pháp luật.
Thế nhưng vì muốn tạo điều kiện không chính đáng cho nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3 được vận hành sớm để hưởng giá điện ưu đãi nên các bị can là cựu cán bộ ở Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) và Công ty Mua bán điện (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN) vẫn thẩm định, duyệt, ký, cấp văn bản công nhận ngày vận hành thương mại nhà máy.
Bị cáo Trịnh Văn Đoàn, cựu chuyên viên phòng cấp phép và quan hệ công chúng, Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương – Ảnh: GIANG LONG
Bị cáo Trịnh Văn Đoàn (cựu chuyên viên phòng cấp phép và quan hệ công chúng, Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương) và Trần Quốc Hùng (cựu phó trưởng phòng cấp phép và quan hệ công chúng, Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương) được giao tiếp nhận, kiểm tra, rà soát, thẩm định đánh giá và đề xuất đối với hồ sơ của Lộc Ninh 3.
Tại tòa, bị cáo Đoàn thừa nhận không lập tờ trình kế hoạch kiểm tra thực tế, không thực hiện kiểm tra thực tế doanh nghiệp theo đúng quy định…
Hồ sơ cũng chưa có các tài liệu thể hiện nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3 được Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư.
Mặc dù vậy ông Đoàn vẫn xây dựng báo cáo thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động cho nhà máy Lộc Ninh 3, dự thảo giấy phép và trình ông Hùng.
Ông Hùng bị cáo buộc biết rõ dự án không đủ điều kiện cấp phép nhưng vẫn ký nháy trình cục trưởng.
Cấp phép một nơi xây một nẻo
Tại tòa, bị cáo Trần Quốc Hùng khai, thời điểm tháng 12-2020, khi mới nhận chức phó phòng được hơn một tháng thì Trịnh Văn Đoàn trình hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động cho nhà máy Lộc Ninh 3.
Quá trình xem xét hồ sơ, Hùng thấy công trình được cấp phép xây dựng một nơi nhưng lại thực hiện một nẻo (cấp phép xây dựng tại xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, thực tế xây dựng tại xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh).
Theo quy định, phòng cấp phép (đơn vị của bị cáo Đoàn) phải tổ chức đi kiểm tra thực tế, nếu thấy có sai lệch, trở lại quá trình xem xét, rà soát hồ sơ và yêu cầu bổ sung, làm rõ.
Song do chủ quan, bị cáo nghĩ đây chỉ là “lỗi chính tả” của phía chủ đầu tư.
“Bị cáo chưa bao giờ gặp trường hợp nào như vậy và trên mặt lý thuyết sẽ không có dự án nào được khởi công xây dựng khi chưa đầy đủ về các mặt thủ tục, được tỉnh cấp phép”, Hùng khai.
Trần Quốc Hùng trình bày, quá trình xem xét hồ sơ dự án Lộc Ninh 3 lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực Bộ Công Thương quan tâm, lãnh đạo phòng nhắn tin.
Do đó, Hùng suy nghĩ đây là dự án được lãnh đạo quan tâm, bản thân lại mới được bổ nhiệm nên muốn làm sớm, làm trọn vẹn.
“Bị cáo làm ở Bộ Công Thương có nhận thức được để bán điện cho EVN thì cần gì đầu tiên không?”, chủ tọa hỏi. “Điều cần đầu tiên là giấy phép”, Trần Quốc Hùng trả lời.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, sau đó duyệt và ký giấy phép hoạt động điện lực cho Lộc Ninh 3. Công ty đã dùng giấy phép này làm điều kiện đề nghị và được công nhận ngày vận hành thương mại vào ngày 26-12-2020.
Từ tháng 12-2020 đến tháng 11-2022, Tổng công ty Mua bán điện EVN đã trả gần 750 tỉ đồng để mua điện của Lộc Ninh 3.
Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ của Trịnh Văn Đoàn, Trần Quốc Hùng đã gây thiệt hại cho EVN gần 210 tỉ đồng.
News
Khoảnh khắc cuối cùng trên tàu Vịnh Xanh 58 trước khi bị lật được du khách Quảng Ninh đích thân ghi lại
Rạng sáng 20/7, tàu Vịnh Xanh 58 – con tàu bị lật trên vịnh Hạ Long đã được lực lượng…
N-ó/ng: Cả nước hướng về Quảng Ninh – B-ệ:.nh viện tỉnh đã kích hoạt b:.áo đ:ộ:ng đỏ sau vụ lật tàu
Trong vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã lập tức kích…
Lại thêm tàu chở 34 người bị chìm nghỉm ở Hà Tĩnh, trời ơi bao giờ đại n-ạn mới chấm dứt với miền Bắc…
Một tàu du lịch chở 30 du khách và 4 thuyền viên bị sóng đánh chìm khi câu mực trên…
Lại thêm 7 thithe được tìm thấy ở Quảng Ninh, số người tuvong đã lên tới…
Vụ lật tàu du lịch nghiêm trọng xảy ra vào đầu giờ chiều nay (19/7) tại vịnh Hạ Long (Quảng…
Đau xót quá Quảng Ninh ơi: Số người tuvong vụ tàu đắm vẫn chưa dừng lại, đếm thithe mãi không dứt…
21h30, lực lượng cứu nạn cứu hộ đã tìm thấy 34 thi thể. Lực lượng cảnh sát đường thủy đưa một…
Cả nước xót xa hướng về Quảng Ninh: Cập nhật mới nhất, số thithe tiếp tục tăng, trời ơi cầu nguyện cho bà con…
Đến 20h45, lực lượng chức năng đã tìm thấy 27 thi thể, trong đó có 8 trẻ em; đồng thời…
End of content
No more pages to load