Vi nhựa là những hạt nhựa siêu nhỏ, mắt thường không thể nhìn thấy, nhưng lại có mặt ở khắp nơi – kể cả trong chính gian bếp của bạn. Chúng có thể âm thầm bám vào thức ăn, len lỏi vào nước uống và tích tụ dần trong cơ thể theo thời gian. Dưới đây là 5 vật dụng quen thuộc trong bếp nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ “gieo rắc” vi nhựa mỗi ngày.
1. Màng bọc thực phẩm và túi nilon kém chất lượng
Chúng ta thường dùng màng bọc thực phẩm để đậy đồ ăn thừa hoặc gói thực phẩm tươi sống. Nhưng khi màng bọc tiếp xúc với thực phẩm nóng, dầu mỡ hoặc bị hâm nóng trong lò vi sóng, các hạt vi nhựa và hóa chất phụ gia có thể thấm vào đồ ăn. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu màng bọc không được sản xuất đạt chuẩn nhiệt.
Túi nilon cũng không khá hơn là bao, vì mỗi lần bạn cắt hoặc xé túi đều có thể làm rơi ra các mảnh vi nhựa siêu nhỏ mà không hề hay biết. Vậy nên thay vì dùng túi nilon, bạn có thể chuyển sang dùng hộp thủy tinh, túi vải sáp ong,hoặc giấy nến chuyên dùng để an toàn cả sức khỏe và môi trường.
2. Hộp nhựa đựng đồ ăn
Không phải hộp nhựa nào cũng chịu được nhiệt. Những hộp nhựa dùng để đựng cơm trưa, đồ ăn thừa… khi mang vào lò vi sóng hâm nóng lại có thể giải phóng chất độc như BPA hoặc các mảnh vi nhựa siêu nhỏ. Hộp càng cũ, trầy xước nhiều thì nguy cơ càng cao.
Giải pháp: Thay thế bằng hộp thủy tinh hoặc sứ khi hâm nóng thức ăn. Nếu buộc phải dùng nhựa, hãy chọn loại có ký hiệu “microwave safe” rõ ràng và còn mới.
3. Miếng rửa bát
Miếng rửa bát bằng mút hoặc nhựa, sau một thời gian sử dụng sẽ bị sờn hoặc bong tróc. Cứ thế, mỗi lần rửa chén là bạn đang vô tình để sợi nhựa li ti dính vào bát đũa, rồi đưa thẳng vào bữa ăn sau đó. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu tiếp xúc với bề mặt dính dầu hoặc nóng, vì dễ làm hạt vi nhựa bám lại.
Cách khắc phục: Thay miếng rửa bát thường xuyên (tốt nhất là mỗi 1-2 tháng), hoặc chuyển sang loại làm từ xơ dừa, sợi mướp, cellulose.
4. Thớt nhựa và chảo chống dính đã cũ
Cứ mỗi lần cắt thịt, thái rau trên thớt nhựa là mỗi lần dao làm mòn bề mặt thớt, để lại các vụn nhựa nhỏ khó nhìn thấy. Các mảnh vi nhựa này có thể bám lên thức ăn rồi theo vào nồi nấu. Tương tự, chảo chống dính bị trầy xước cũng có thể rụng ra từng mảnh phủ hóa học. Khi nấu ở nhiệt độ cao, các lớp chống dính rẻ tiền còn có thể sinh khí độc.
Nên thay bằng: Thớt gỗ hoặc tre chắc chắn, dễ làm sạch. Chảo nên chọn loại chống dính cao cấp hoặc chuyển sang chảo gang, chảo inox an toàn hơn.
5. Gia vị đựng trong túi nilon & đồ nhựa một lần
Không ít người vẫn quen trữ đường, muối, bột nêm trong các túi nilon hoặc hộp nhựa tái sử dụng. Vấn đề là theo thời gian, nhựa cũ bị giòn, dễ bong mảnh li ti, nhất là khi để gần bếp nóng hoặc nơi ẩm. Các mảnh vi nhựa này có thể lẫn vào gia vị mà ta không hề nhận ra. Cùng với đó, đồ nhựa dùng một lần như thìa, dĩa, hộp đựng… nếu được giữ lại sử dụng nhiều lần sẽ rất dễ bị phân rã thành vi nhựa.
Lựa chọn tốt hơn: Sử dụng lọ thủy tinh hoặc gốm để bảo quản gia vị. Đối với đồ nhựa dùng một lần, hãy đúng nghĩa “một lần rồi bỏ” – hoặc tốt hơn là chuyển sang sản phẩm có thể tái sử dụng an toàn.
News
Thương xót vô cùng: Cha làm lụng cả năm chỉ để đưa 2 con đi nghỉ hè, vậy mà giờ trở về l;;ạnh t;;anh. Người nhà nói một câu ai cũng…
CHUYẾN NGHỈ HÈ DANG DỞ CỦA 3 BỐ CON… Một nỗi đau lớn vừa ập đến với người dân thị…
Nghẹn lòng lời kể của người c0n s:.ống s:.ót trong vụ chìm tàu Hạ Long: Tới tận phút cuối, bố vẫn cố mặc áo phao cho con, nhưng tới giờ con vẫn…
– Theo lời kể của bé trai 10 tuổi được đội cứu hộ cứu sống, trước khi tàu chìm, người…
Trời ơi t:.âm l:.ing không đùa được: 2 con số gắn với chiếc tàu bị l:.ật ở Vịnh Hạ Long là 49 và… 53?!
Đến 6 giờ sáng 20/7, số thi thể trên con tàu bị lật ở vịnh Hạ Long, Quảng Ninh được…
Trắng đêm tại Hạ Long: Nhiều nannhan vụ lật tàu đã được đưa về quê nhưng vẫn còn nhiều người chưa được tìm thấy… Ai cũng khóc nấc khi nhìn cảnh…
Những tiếng khóc nấc của thân nhân người quá cố trong vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 khiến Nhà tang…
Một đêm không ngủ của Hạ Long: Đã tìm thấy 34 thithe trong vụ lật tàu, danh tính 9 người m:.ất t:.ick còn lại khiến ai cũng đ:.au x:.ót
Vụ lật tàu du lịch nghiêm trọng xảy ra vào đầu giờ chiều nay (19/7) tại vịnh Hạ Long (Quảng…
Trời ơi s//ốk quá: Vụ lật tàu ở Hạ Long không phải do ảnh hưởng bão số 3, đã có bản tin cảnh báo từ trước mà tàu vẫn…?
Liên quan đến vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long, Quảng Ninh chiều 19/7, ông Mai Văn Khiêm – Giám…
End of content
No more pages to load