Ngay sau khi EVN thông báo tăng giá điện lên 4,8%, nhiều chủ trọ cũng tăng thêm tiền điện. Đáng nói, mức giá này cao hơn rất nhiều so với quy định hiện nay.
Nhiều chủ trọ cũng ồ ạt thông báo tăng giá điện khiến sinh viên, người lao động không khỏi “toát mồ hôi”. Ảnh: Thạch Lam
Tại Quyết định 599/QĐ-EVN, EVN thông báo giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.103,11 đồng lên 2.204,07 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT), tương đương tăng 4,8% từ ngày 10.5.2025.
Ngay sau khi EVN tăng giá điện, nhiều chủ nhà trọ đã điều chỉnh giá điện lên cao. Thay vì áp dụng mức giá theo quy định, nhiều chủ nhà đã tăng giá điện thêm từ 1.000-2.500 đồng/kWh.
Trao đổi với Lao Động, chị Đào Trâm Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, ngay sau khi có thông tin EVN thông báo tăng giá điện, chủ nhà trọ chị đang thuê ngay lập tức thông báo tăng tiền điện và sẽ áp dụng từ đầu tháng 6.
“Từ thời điểm tôi thuê phòng trọ này tới nay đã 1 năm, chủ nhà đã tính giá điện rất cao so với thị trường với mức 4.000 đồng/kWh. Ngay sau khi EVN thông báo tăng giá điện, chủ nhà trọ đã ngay lập tức nâng mức giá lên tới 4.500/kWh. Trong khi đó, đang vào mùa hè nhiệt độ cao nóng bức, nhu cầu sử dụng điện rất cao.
Với giá cũ, tháng vừa rồi thời tiết chưa quá oi bức tôi đã mất tới gần 500.000 đồng tiền điện. Chủ trọ tăng giá vào đúng thời điểm vào hè, giá điện của tôi chắc phải tăng lên đến 800.000-900.000 đồng/tháng” – chị Trâm Anh bức xúc.
Chị Trâm Anh cho biết, chủ trọ đã giải thích với người thuê, quyết định tăng giá điện này của mình dựa trên biến động giá thị trường, rất mong mọi người hiểu và hợp tác.
Công tơ riêng với mức giá điện cũ 3.800 đồng/số, thường xuyên sử dụng máy tính, điều hòa, nóng lạnh, máy giặt, anh Ngô Văn Dũng – sinh viên năm nhất ở trọ tại khu vực Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội) đã phải rất tiết kiệm. Sáng nay, anh Dũng không khỏi ngỡ ngàng vì chủ trọ lại thông báo tăng giá điện từ 3.800 đồng/kWh lên tới 4.500 đồng/kWh.
“Chủ trọ tăng giá, ai không chịu thì thông báo để chuyển trọ. Thực tế, việc chủ trọ lấy giá điện cao hơn giá thị trường gần như đã là luật ngầm, gần như ở đâu cũng phải 4.000 đồng/kWh.
Rất ít nhà trọ lấy điện giá dân, nếu có thì là sinh viên, người lao động thuê nhà nguyên căn rồi tự đóng tiền. Điều đáng nói là dù giá điện cao, sinh viên hay người lao động cũng phải ngậm ngùi chấp nhận, nếu không cũng chẳng có chỗ ở” – anh Dũng ngậm ngùi nói.
News
Lương Xuân Trường hạnh phúc khi hẹn hò với vợ giám đốc
Ngày cuối tuần, tiền vệ Xuân Trường có cuộc hẹn ấm cúng cùng vợi Nhuệ Giang và con gái Daisy….
Top 3 nàng WAGs gây tranh cãi nhất bóng đá Việt Nam: Thủy Tiên, Chu Thanh Huyền xứng danh 2 thế hệ thị phi; một người còn phỉa ở ẩn vài năm vì vạ miệng
Bóng đá là cuộc chơi 90 phút trên sân cỏ, nhưng đời sống bên lề – đặc biệt là chuyện…
Tuyển Việt Nam gây s:ốc khi vượt qua đội hạng 9 thế giới bằng chiến thuật lạ lùng, tuyên ch-iến luôn Thái Lan và Nhật Bản ở tứ kết
Trận đấu giữa tuyển nữ Việt Nam gặp đương kim vô địch châu Á Iran đã diễn ra theo một…
Xe ô tô sản xuất năm 2017 sẽ không được phép đi vào Hà Nội và, bao giờ chính thức áp dụng?
Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy…
Hà Nội chính thức công bố tiêu chuẩn Bí thư xã phường mới sau sáp nhập: Chia buồn với những người cũ, không đáp ứng được thì đành thôi
Tiêu chuẩn làm bí thư phường, xã mới ở Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn Thành ủy Hà Nội vừa ban…
Cầu Hoà Bình bị sập đầy bí ẩn, ô tô và xe máy rơi xuống hố
Tại thời điểm xảy ra sập gần mặt cầu Hòa Bình, huyện Châu Thành, Tây Ninh, có 1 ô tô…
End of content
No more pages to load