Dự thảo sửa đổi Nghị định 24 bổ sung quy định việc thanh toán mua, bán vàng có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải được thực hiện thông qua chuyển khoản ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Trong đó, Dự thảo sửa đổi Nghị định 24 bổ sung quy định: Việc thanh toán mua, bán vàng có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải được thực hiện thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng và tài khoản thanh toán của doanh nghiệp kinh doanh vàng mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo Ngân hàng Nhà nước, việc bổ sung quy định này nhằm đảm bảo yêu cầu về xác thực thông tin khách hàng nhưng không tạo thêm nghĩa vụ của khách hàng do việc xác thực thông tin đã được thực hiện khi khách hàng mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Quy định này cũng nhằm tăng tính công khai, minh bạch trong giao dịch mua, bán vàng.
Đề xuất giao dịch vàng từ 20 triệu đồng trở lên phải chuyển khoản. (Ảnh: Công Hiếu).
Trước đó, Tổng cục Thuế từng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, trình cấp thẩm quyền quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng, đồng thời quy định cơ chế kiểm soát các giao dịch có liên quan.
Dự thảo cũng quy định, để được sản xuất vàng miếng, doanh nghiệp phải có vốn điều lệ tối thiểu 1.000 tỷ đồng, còn ngân hàng là 50.000 tỷ đồng. Ngoài ra, các đơn vị này phải nằm trong danh sách được cấp phép mua bán kim loại quý, không vi phạm pháp luật, hoặc nếu có thì đã khắc phục xong.
Theo đó, cả nước hiện có 38 tổ chức được cấp phép kinh doanh mua bán vàng miếng, nhưng chỉ vài doanh nghiệp lớn như PNJ, DOJI, SJC đủ điều kiện về vốn để tham gia sản xuất. Ở nhóm ngân hàng, Vietcombank, BIDV, VietinBank, MB, Agribank, VPBank và Techcombank là những cái tên đáp ứng yêu cầu vốn điều lệ.
Dự thảo Nghị định sửa đổi cũng bổ sung quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được phép sản xuất vàng miếng.
Theo đó, các đơn vị chỉ được phép sản xuất loại vàng miếng được quy định. Đồng thời, phải công bố tiêu chuẩn áp dụng, khối lượng và hàm lượng vàng theo quy định pháp luật; chịu trách nhiệm về việc sản phẩm tuân thủ đúng các tiêu chuẩn đã công bố.
Doanh nghiệp sản xuất cũng phải bảo hành sản phẩm vàng miếng cho khách hàng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với sản phẩm do mình sản xuất.
News
Giá vàng sáng nay 6/7: Bán ngay đi bà con, giá này chưa bán còn định chờ giá nào nữa
Giá vàng hôm nay, giá vàng SJC ổn định ở mức 118,9 – 120,9 triệu đồng/lượng (mua vào – bán…
Ngoài lương hưu hàng tháng, từ ngày 1/7/2025, hàng triệu người sẽ nhận được khoản tiền tăng gấp 4 lần hiện nay
Luật BHXH năm 2024 đã được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 với…
Bình giữ nhiệt có thể dùng đựng cà phê không? 7 loại đồ uống tuyệt đối không nên đựng trong bình giữ nhiệt!
Bình giữ nhiệt là vật dụng quen thuộc, nhưng không phải loại đồ uống nào cũng phù hợp để đựng…
Danh tính nam ca sĩ “nướng” 4,3 triệu USD vào s;ò;n;g b;ạ;c tại khách sạn Pullman
Theo cáo trạng, ca sĩ Nguyễn Thế Vũ đã đánh bạc 4,3 triệu USD; lần chi tiền nhiều nhất là…
Một vị trí trong doanh nghiệp nhà nước có thể được hưởng mức lương 320 triệu đồng/tháng, đó là vị trí nào?
Theo dự thảo mới của Bộ Nội vụ, chủ tịch tại doanh nghiệp vốn nhà nước có quy mô lớn,…
Biển 0m, 50m, 100m trên cao tốc có ý nghĩa gì? Cẩn thận nếu không có thể bị ph;ạt đến 12 triệu đồng và tước GPLX 5 tháng
Khi di chuyển trên cao tốc ta thường quan sát thấy những vạch kẻ hay biển báo có ghi các…
End of content
No more pages to load