Không phải bất động sản, cũng chẳng phải ngân hàng hay công nghệ, một thẩm mỹ viện tư nhân kín tiếng mang tên Mailisa chỉ có doanh thu ‘tí hon’, nhưng lại đang tạo ra mức lợi nhuận cả trăm tỷ đồng mỗi năm. Sự bùng nổ tài chính này khiến dư luận không khỏi đặt câu hỏi: mô hình làm đẹp này đang vận hành theo cách nào?
Bên dưới lớp vỏ thương hiệu thẩm mỹ, Mailisa đang vận hành như một doanh nghiệp siêu lợi nhuận, với hiệu suất tài chính khiến nhiều công ty sản xuất, bán lẻ quy mô lớn cũng phải dè chừng.
Theo tìm hiểu từ báo Nhà báo & Công luận, Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Mailisa – pháp nhân đứng sau chuỗi thẩm mỹ viện cùng tên – được thành lập từ tháng 9/2018, trụ sở đặt tại Hà Nội. Với vốn điều lệ chỉ 15 tỷ đồng, do ông Hoàng Kim Khánh góp 100% và giữ vai trò người đại diện pháp luật, công ty này đã cho thấy tốc độ tăng trưởng tài chính đáng kinh ngạc.
Ngay trong năm đầu hoạt động, Mailisa chưa phát sinh doanh thu và lỗ gần 900 triệu đồng – mức lỗ khởi sự thường thấy. Nhưng từ năm 2019 trở đi, công ty ghi nhận chuỗi tăng trưởng liên tục.
Cụ thể, năm 2019, ngay sau khi giai đoạn khởi sự, Mailisa đã có doanh thu đạt 62 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 26 tỷ đồng, tương đương biên lợi nhuận ròng trên 41%.
Đến năm 2020, doanh thu tăng vọt lên 158 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 90 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần năm trước.
Còn năm 2021, doanh thu nhích nhẹ lên 165 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận ròng giảm xuống 75 tỷ đồng, nhiều khả năng do chi phí mở rộng tăng cao.
Nhưng đến năm 2023, Mailisa đạt doanh thu 215 tỷ đồng, lãi ròng 98 tỷ đồng, xác lập biên lợi nhuận sau thuế 45,6% – mức sinh lời hiếm thấy kể cả với các doanh nghiệp ngành hóa chất, logistics hay công nghệ.
Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của Mailisa đạt 234 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu đạt 140 tỷ đồng, tăng gần 10 lần so với mức vốn góp ban đầu. Phần còn lại là nợ phải trả 94 tỷ đồng, chiếm khoảng 40% tổng nguồn vốn.
Điểm đáng chú ý là phần lớn khoản nợ này chỉ phát sinh trong vòng 3 năm trở lại đây, đồng thời đi kèm với quá trình mở rộng quy mô hệ thống thẩm mỹ viện ra nhiều thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ…
Với tỷ suất sinh lời cao, tăng trưởng ổn định qua nhiều năm và quy mô tài sản vượt xa vốn điều lệ ban đầu, Mailisa đang trở thành một trong những trường hợp hiếm về hiệu quả tài chính trong ngành dịch vụ làm đẹp – lĩnh vực vốn thường bị đánh giá thấp về khả năng tích lũy giá trị đầu tư.
Giới phân tích cho rằng, mô hình vận hành của Mailisa nếu tiếp tục giữ biên lợi nhuận trên 40% trong dài hạn sẽ là một dấu hiệu cho thấy sự chuyển mình rõ rệt của ngành chăm sóc sắc đẹp từ dịch vụ tiêu dùng sang một phân khúc đầu tư có tỷ suất lợi nhuận cao, song hành cùng chiến lược kiểm soát chi phí chặt chẽ.
News
Cảnh báo khẩn về bão số 2
Sáng 6-7, cường độ bão số 2 (bão Danas) tiếp tục mạnh thêm một cấp lên cấp 11 (103-117km/h), giật…
13 năm gi-ấu thithe trong bể nước, hungthu cuối cùng cũng bị l-ật mặt vì một sơ suất không ai ngờ đến
Ngày 17/6, TAND TP. Hải Phòng mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Bùi Trọng Thành…
Thúy Ngân c-ạch mặt Võ Cảnh ngay lúc đóng phim chung! Đạo diễn chỉ biết khóc
Chuyện tình của cặp đôi vướng nghi vấn tan vỡ sau loạt động thái từ người trong cuộc lẫn ngoài…
Shark Bình ra gi-á 1 tỷ với Phương Oanh nhưng phu nhân chủ tịch chỉ lắc đầu nói không cần!
Chương trình VTV Kết nối vừa phát phóng sự về các diễn viên nhí tài năng của VFC, trong đó có bé…
Tin vui với tất cả giáo viên lâu năm!
Phụ cấp thâm niên nhà giáo vẫn được giữ nguyên cho đến khi áp dụng chính sách cải cách tiền lương…
Đình Tú đưa Ngọc Huyền đi thử váy cưới nhan sắc cô dâu khiến hơn 1 triệu người ngỡ ngàng
Ngọc Huyền được ông xã Đình Tú đưa đi thử váy chuẩn bị cho đám cưới. Cả hai vẫn chưa…
End of content
No more pages to load