Một nam công nhân quốc tịch Việt Nam, khoảng 23 tuổi, được phát hiện tử vong tại công trường xây dựng chung cư ở thành phố Gumi, tỉnh Gyeongbuk (Hàn Quốc), nghi do sốc nhiệt giữa lúc thời tiết nắng nóng cực đoan.
Ngày 8/7/2025, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Nam thanh niên 23 tuổi người Việt tử vong tại công trường Hàn Quốc ngay ngày đầu đi làm, nghi do sốc nhiệt vì nắng nóng”. Nội dung như sau:
Ngày 8/7, theo thông tin từ Cơ quan Phòng cháy chữa cháy tỉnh Gyeongbuk, vào khoảng 17h24 ngày 7/7 (giờ địa phương), một đồng nghiệp đã phát hiện anh A. (23 tuổi, quốc tịch Việt Nam) bất tỉnh tại tầng hầm 1 của công trường xây dựng chung cư ở thị trấn Shandong, thành phố Gumi và lập tức báo tin cho lực lượng cứu hộ.
Khi lực lượng chức năng có mặt, nạn nhân đã tử vong. Nhiệt độ cơ thể anh A. được ghi nhận lên tới 40,2 độ C tại thời điểm phát hiện. Trong khi đó, nhiệt độ ngoài trời tại khu vực Gumi lúc đó vào khoảng 37,2 độ C. Được biết, từ ngày 29/6, khu vực này đã được đặt trong tình trạng báo động do nắng nóng kéo dài.
Ảnh minh hoạ
Thông tin ban đầu cho biết, anh A. mới đi làm ngày đầu tiên tại công trường và được phân công công việc lắp đặt cốp pha. Trước khi xảy ra vụ việc, anh có nói với đồng nghiệp rằng sẽ đi vệ sinh nhưng sau đó không quay trở lại.
Cảnh sát và cơ quan y tế Hàn Quốc bước đầu nhận định nguyên nhân tử vong là do mắc bệnh liên quan đến nắng nóng, nghi sốc nhiệt. Cảnh sát đã xin lệnh khám nghiệm tử thi và dự kiến sẽ tiến hành trong ngày 9/7 để xác định chính xác nguyên nhân.
Ngay sau vụ việc, Cục Lao động thành phố Gumi đã yêu cầu tạm dừng toàn bộ hoạt động tại công trường. Đồng thời, cơ quan này cũng đang tiến hành kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng chống sốc nhiệt tại nơi làm việc.
Cảnh sát phối hợp với cơ quan lao động sẽ tiếp tục điều tra xem đơn vị thi công có vi phạm Luật An toàn lao động và Luật Tai nạn nghiêm trọng của Hàn Quốc hay không.
Trước đó, báo Tiền Phong đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Sốc nhiệt giữa trời nắng gắt: Nam công nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch”. Cụ thể như sau:
Ngày 4/6, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận bệnh nhân T.V.T. (42 tuổi, quê Bắc Ninh) trong tình trạng sốt cao 42 độ C, co giật toàn thân, rối loạn ý thức và có dấu hiệu tổn thương đa cơ quan sau một ngày lao động ngoài trời nắng gắt.
Theo người nhà, bệnh nhân là thợ xây và đã làm việc liên tục nhiều giờ dưới cái nắng oi bức. Khoảng 15–16h, anh bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, lơ mơ và không giao tiếp được. Sau đó, các triệu chứng diễn tiến nhanh chóng: co giật, mất kiểm soát hành vi, cắn vào lưỡi gây chảy máu và sốt cao. Khi được đưa đến cơ sở y tế, bệnh nhân đã rơi vào tình trạng nguy kịch.
Sốc nhiệt nặng trên nền xơ gan, lạm dụng rượu
ThS.Trương Tư Thế Bảo – người trực tiếp điều trị cho biết bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện điển hình của sốc nhiệt nghiêm trọng: tăng thân nhiệt quá mức, rối loạn thần kinh trung ương, tổn thương gan, thận cấp tính và rối loạn điện giải.
Đáng chú ý, bệnh nhân có tiền sử xơ gan do lạm dụng rượu – yếu tố khiến cơ thể dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn bởi nắng nóng. “Xét nghiệm cho thấy men gan tăng rất cao, dấu hiệu rõ rệt của tổn thương gan nặng nề do tác động cộng hưởng giữa rượu và sốc nhiệt,” bác sĩ Bảo chia sẻ.
Hiện tại, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, đang được theo dõi chặt chẽ và điều trị tích cực bằng truyền dịch, điều chỉnh điện giải, hỗ trợ chức năng gan, thận. Các chỉ số sinh hóa sẽ tiếp tục được theo dõi để đánh giá tiến trình hồi phục.
Nguy cơ tử vong từ sốc nhiệt nếu không xử trí kịp thời
Theo bác sĩ Bảo, sốc nhiệt xảy ra khi cơ thể không thể đào thải nhiệt đúng cách trong điều kiện nắng nóng kéo dài. Có hai cơ chế phổ biến dẫn đến sốc nhiệt: một là tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt vùng đầu và cổ; hai là làm việc trong môi trường nhiệt độ cao khiến thân nhiệt tăng nhanh, gây rối loạn điện giải và suy đa cơ quan.
Các triệu chứng ban đầu của sốc nhiệt bao gồm: mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, thân nhiệt cao, thở nhanh, lơ mơ, co giật. Nếu không được xử trí đúng cách, bệnh nhân có thể nhanh chóng rơi vào hôn mê, suy gan, hoại tử cơ và tử vong.
Khuyến cáo cho người lao động ngoài trời
Các chuyên gia khuyến cáo, người lao động ngoài trời nên làm việc vào sáng sớm hoặc chiều muộn, tránh khung giờ từ 10h đến 16h khi nhiệt độ cao nhất trong ngày. Cần đội mũ rộng vành, mặc quần áo dài tay, sử dụng khăn che cổ gáy và uống đủ nước, bổ sung điện giải thường xuyên.
Đặc biệt, những người có bệnh nền như xơ gan, suy thận hoặc thói quen uống rượu nên hạn chế tiếp xúc với môi trường nắng nóng kéo dài, bởi nguy cơ sốc nhiệt và biến chứng nghiêm trọng sẽ cao hơn bình thường.
Khi nghi ngờ ai đó bị sốc nhiệt, cần nhanh chóng đưa họ vào nơi râm mát, làm mát cơ thể bằng cách lau người bằng khăn ấm, quạt nhẹ, cho uống nước nếu còn tỉnh táo và đưa đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.
News
Cái kết cho kẻ tiễn cả nhà lên đường rồi giấu x;;;;;;a;;;c ở gầm giường; lời khai cuối cùng lạ;;nh g;á;y nhưng cũng đầy thê lương
Gia đình nghèo khó, cuộc sống rơi vào khó khăn, bế tắc, Vũ Văn Vương đã nảy sinh ý định…
Đã tìm ra nguyên nhân gây cháy tại cư xá Độc Lập TP.HCM khiến 8 người tuvong: giờ thì ai chịu trách nhiệm đây?
Công an TP.HCM cho biết nguyên nhân cháy bước đầu xác định là do đường dây dẫn điện cung cấp…
Hiện trường vụ t:ai nạ:n kinhhoang khiến 2 vợ chồng không qua khỏi ở Cà Mau: Th:ith:e bị ch;áy rụi cùng hàng tấn tôm
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 8h30 sáng 7/7, khiến 2 vợ chồng tử vong tại chỗ, ô tô…
Trời ơi lại là TP.HCM, 5 phòng trọ bị thiêu rụi không còn gì nữa rồi
Phát hiện ngọn lửa, người dân đã tìm cách tiếp cận hiện trường và dùng các biện pháp chữa cháy…
Xua đuổi cô gái đang đứng bên vỉa hè ở bến xe Mỹ Đình – người phụ nữ nhận ngay bài học nhớ đời, đúng là tự đ;á chén cơm của mình đi
Bà L.T.K., người bán trà đá, bị phạt 2,5 triệu đồng vì lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, vi…
Đám tang của nannhan vụ cháy chung cư Độc Lập: Amanh 4 chiếc qu;an t;à;i nằm cạnh nhau, nhìn sang bức ảnh kỷ niệm ai cũng rơi nước mắt, x-ó-t x-a quá
Tang lễ 4 nạn nhân vụ cháy diễn ra đầy xót xa, hình ảnh cả gia đình bên nhau và…
End of content
No more pages to load