Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngày 14/6/2025, VNexpress đưa tin “Sửa chương trình, SGK 4 môn học sau sáp nhập tỉnh, thành”. Nội dung chính như sau:
Thông tin được Bộ công bố tối 14/6. Việc rà soát, điều chỉnh chương trình môn học trong bối cảnh cả nước đang thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Số tỉnh, thành phố giảm từ 63 xuống còn 34.
Bộ xác định một số môn học chịu tác động trực tiếp từ việc thay đổi địa giới hành chính gồm: Lịch sử và Địa lý (lớp 4, lớp 5, lớp 9); Địa lý (lớp 12); Lịch sử (lớp 10); Giáo dục Kinh tế và Pháp luật (lớp 10).
Chương trình học các môn này sẽ được chỉnh sửa, cập nhật yêu cầu cần đạt, kiến thức, địa danh, số liệu, bản đồ, biểu đồ và thông tin kinh tế – xã hội, là căn cứ sửa sách giáo khoa.
Sách giáo khoa lớp 10 theo chương trình mới được bày bán tại một hiệu sách ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, tháng 8/2022. Ảnh: Thanh Hằng
Bộ cho biết việc chỉnh sửa chương trình môn học theo nguyên tắc hạn chế đến mức thấp nhất việc thay đổi sách giáo khoa.
Năm học tới, học sinh tiếp tục sử dụng chương trình, sách giáo khoa hiện hành. Nhưng các nhà trường, giáo viên cần chủ động lựa chọn, điều chỉnh ngữ liệu, bài học, chủ đề giảng dạy để phù hợp với thực tiễn địa phương và mô hình chính quyền hai cấp. Trong thời gian tới, Bộ sẽ hướng dẫn cụ thể việc này.
Các nhà xuất bản, tổ chức soạn thảo sách cũng được hướng dẫn chỉnh lý nội dung, theo hướng bảo đảm tính ổn định của sách.
Với môn giáo dục địa phương, căn cứ thực tiễn và chương trình khung, các tỉnh, thành chủ động lựa chọn và xây dựng nội dung phù hợp.
Trước đó, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh khiến một số thí sinh, phụ huynh băn khoăn về nội dung hoặc đáp án thi, nhất là ở môn Địa lý.
Trả lời VnExpress hôm qua, GS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, khẳng định nội dung đề thi tốt nghiệp THPT vẫn nằm trong chương trình mà thí sinh được học.
“Các nội dung liên quan đến tỉnh, thành giữ như trước thời điểm Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh được Quốc hội thông qua”, ông Chương nói.
Cùng chủ đề, báo Vietnamnet có bài đăng “Đang rà soát để sửa sách giáo khoa sau sáp nhập tỉnh, thành từ 1/7”. Nội dung cụ thể như sau:
Những sách giáo khoa có nội dung liên quan phải chỉnh sửa khi Việt Nam còn 34 tỉnh, thành chủ yếu là sách Lịch sử và Địa lý.
PGS.TS Nguyễn Văn Tùng – Ủy viên Hội đồng thành viên, Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) cho biết, NXBGDVN đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tổ chức bản thảo và các ban biên tập rà soát, thống kê nội dung về yêu cầu cần đạt, kiến thức, số liệu, địa danh, bản đồ, biểu đồ, thông tin kinh tế xã hội, liên quan đến thay đổi địa giới hành chính và chính quyền 2 cấp, báo cáo Bộ GD-ĐT xin ý kiến chỉ đạo để sửa chữa.
“Sau khi Bộ GD-ĐT ban hành nội dung chỉnh sửa, cập nhật trong chương trình một số môn học như Bộ đã thông báo ngày 14/6, NXBGDVN sẽ tiến hành sửa chữa SGK, trình Bộ thẩm định theo đúng quy trình”, ông Tùng nói.
Cũng theo ông Tùng, nguyên tắc là cập nhật các nội dung về yêu cầu cần đạt, về kiến thức, số liệu, địa danh, bản đồ, biểu đồ, thông tin kinh tế xã hội… sao cho hạn chế thấp nhất việc sửa chữa nội dung của SGK.
“Trong thời gian chờ đợi SGK được sửa chữa cập nhật theo địa giới hành chính và chính quyền 2 cấp, theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, giáo viên và học sinh sẽ tiếp tục sử dụng SGK hiện hành.
Bộ GD-ĐT sẽ có chỉ đạo hướng dẫn cụ thể về việc này, tinh thần là các nhà trường, thầy cô giáo sẽ chủ động trong việc điều chỉnh ngữ liệu, nội dung bài học, chủ đề dạy học trên cơ sở phù hợp với thực tiễn địa phương và chính quyền 2 cấp. Ở góc độ NXBGDVN, chúng tôi sẽ tích cực hỗ trợ nhà trường và giáo viên sử dụng SGK hiện hành theo đúng chỉ đạo của Bộ GD-ĐT”, ông Tùng nói.
Đại diện NXBGDVN cho biết thêm, hiện SGK phục vụ cho năm học 2025-2026 đang được in và nhập kho để cung cấp cho các nhà trường. Dự kiến khoảng tháng 7 này, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu SGK cho học sinh và giáo viên trong năm học mới.
Một số ngữ liệu trong sách giáo khoa không còn phù hợp với thực tế và cần chỉnh sửa. Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Trước đó, Bộ GD-ĐT cho hay, trong năm 2025, việc rà soát chương trình và SGK được triển khai trong bối cảnh cả nước thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Trên cơ sở rà soát, Bộ GD-ĐT đã xác định một số môn học chịu tác động trực tiếp từ việc thay đổi địa giới hành chính gồm: Lịch sử và Địa lí lớp 4, lớp 5, lớp 9; Địa lí lớp 12; Lịch sử và Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10. Các môn này sẽ thực hiện các bước theo quy định để chỉnh sửa chương trình môn học làm căn cứ để thực hiện chỉnh sửa sách giáo khoa, như cập nhật yêu cầu cần đạt, nội dung kiến thức, địa danh, số liệu, bản đồ, biểu đồ và thông tin kinh tế – xã hội,…
Theo Bộ GD-ĐT, việc chỉnh sửa chương trình môn học được thực hiện trên nguyên tắc hạn chế đến mức thấp nhất việc thay đổi SGK, tăng cường hướng dẫn để giáo viên, nhà trường chủ động thực hiện chương trình theo thẩm quyền cho phù hợp với thực tế.
Bộ GD-ĐT cho hay, SGK cụ thể hóa nội dung Chương trình và được xác định là học liệu, tài liệu quan trọng để các nhà trường lựa chọn tổ chức dạy học.
Giáo viên, nhà trường được giao quyền chủ động để sắp xếp chủ đề học tập, cập nhật, bổ sung nội dung cho phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện tổ chức dạy học và điều kiện thực tiễn. Vì vậy, năm học 2025-2026, giáo viên và nhà trường tiếp tục sử dụng chương trình, SGK hiện hành, đồng thời có trách nhiệm chủ động lựa chọn, điều chỉnh ngữ liệu, bài học, chủ đề giảng dạy phù hợp với thực tiễn địa phương và mô hình chính quyền hai cấp.
Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, nhà trường triển khai thực hiện bảo đảm liên tục, không gián đoạn và phù hợp với thực tế.
Bộ GDĐT đang khẩn trương hoàn tất việc rà soát, đánh giá việc thực hiện Chương trình GDPT 2018 để cập nhật, điều chỉnh một số môn học nhằm bảo đảm Chương trình được triển khai phù hợp với thực tiễn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu đổi mới và sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước qua từng giai đoạn; trong đó có các môn học bị ảnh hưởng do điều chỉnh địa giới hành chính.
Các địa phương chủ động xây dựng nội dung giáo dục địa phương phù hợp với đơn vị hành chính mới, dựa trên chương trình khung của Bộ GD-ĐT.
News
Hình ảnh đầu tiên về vụ tainan thamkhoc khiến Diogo Jota và em trai qua đời: hiện trường tannat, chiếc Lamborghini không thể nhận dạng
Nỗi đau xót xa của vợ và các con khi Diogo Jota qua đời. Diogo Jota, cầu thủ 28 tuổi…
X-ó-t x-a: Người phụ nữ ở Hà Nội bị sét đ;á;n;h tuvong khi đang đi trên đường, mưa gió bất thường bà con chú ý nhé
Sau cú sét mạnh, người dân phát hiện một phụ nữ đang đi trên đường cánh đồng Quỳnh Đô bị…
Choáng với căn phòng đặc quyền trong viện pháp y tamthan: được bố trí tách biệt, có khóa riêng, sống như bà hoàng
Căn phòng của người phụ nữ tên Mai Anh nằm ở vị trí tách biệt, được bố trí riêng, có…
3 nhóm nhân sự được xét tuyển khi chọn công chức – kiểm tra ngay xem mình có trong nhóm nay hay không nhé
Nghị định mới của Chính phủ nêu 3 nhóm đối tượng được xét tuyển vào công chức. Nhóm này sẽ…
Giữa trưa 3/7: Thị trường vàng khiến nhiều người đứng ngồi không yên
Sáng 3/7, giá vàng thế giới được niêm yết trên Kitco ở mức 3.357 USD/ounce, tăng 20 USD/ounce so với…
Cái kết của cán bộ thú ý đóng dấu sai vụ C.P bán heo benh; giờ yên tâm dùng các sản phẩm của C.P rồi nhỉ?
Phía Cục chăn nuôi và thú y đã thông tin thêm về việc xử lý vi phạm liên quan đến…
End of content
No more pages to load