Bình giữ nhiệt là vật dụng quen thuộc, nhưng không phải loại đồ uống nào cũng phù hợp để đựng trong đó. Một số thức uống có thể khiến vi khuẩn sinh sôi gấp 30 lần, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ phát nổ gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Nhiều người có thói quen dùng bình giữ nhiệt để mang theo nước ấm. Tuy nhiên, theo cảnh báo từ các chuyên gia, không phải loại đồ uống nào cũng phù hợp để cho vào bình giữ nhiệt. Một số loại không chỉ khiến vi khuẩn sinh sôi mà còn có thể gây nguy cơ phát nổ.
Dù tiện lợi và phổ biến, nhưng bình giữ nhiệt không phải “đa năng” như nhiều người nghĩ. Các chuyên gia cảnh báo 7 loại đồ uống tuyệt đối không nên cho vào bình (Ảnh minh họa)
Dưới đây là 7 loại đồ uống tuyệt đối không nên đựng trong bình giữ nhiệt:
1. Thuốc bắc và các loại thảo mộc
Các loại nước như nước táo tàu chứa nhiều chất xơ, khi gặp nhiệt độ cao sẽ dễ lên men, sinh khí. Áp suất trong bình tăng cao có thể gây nổ khi mở nắp. Một trường hợp điển hình tại Trung Quốc, một phụ nữ cho nước táo tàu vào bình giữ nhiệt và để trong 10 ngày, khi mở nắp, nắp bật mạnh trúng mắt khiến nhãn cầu vỡ, mất thị lực vĩnh viễn.
2. Trà đặc và cà phê
Những thức uống có mùi vị đậm đặc như trà và cà phê dễ để lại cặn màu và mùi khó làm sạch, ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng bình.
3. Sữa, latte và sữa đậu nành
Đây là nhóm thức uống giàu protein, dễ bị hư hỏng trong môi trường nhiệt độ cao, sinh vi khuẩn và mùi khó chịu. Một nghiên cứu của Đức chỉ ra, vi khuẩn trong sữa đậu nành tăng gấp 30 lần chỉ sau 30 phút trong bình giữ nhiệt. Theo chuyên gia độc chất Đàm Đôn Từ, sau khi uống xong, cần rửa sạch bình ngay, vì protein và đường còn sót lại cũng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
4. Đồ uống chứa đường
Đường là “thức ăn” của vi khuẩn. Các loại thức uống ngọt nếu để lâu trong bình giữ nhiệt sẽ thúc đẩy vi khuẩn sinh sôi. Cần uống hết nhanh chóng và rửa sạch bình ngay sau đó.
5. Nước uống có tính axit
Nước cam, chanh, các loại nước trái cây chua có tính axit cao, có thể ăn mòn lớp thép không gỉ bên trong bình giữ nhiệt, làm giảm hiệu quả giữ nhiệt và có thể giải phóng chất độc hại.
6. Nước có gas (nước ngọt có ga)
Đây là nhóm đồ uống có thể gây nguy hiểm nếu đựng trong môi trường kín như bình giữ nhiệt. Khí CO₂ bị nén lâu ngày có thể gây nổ khi mở nắp.
7. Nước quá nóng
Mặc dù phổ biến, việc cho nước ở nhiệt độ quá cao vào bình giữ nhiệt cũng tiềm ẩn rủi ro: có thể làm giảm độ bền của các bộ phận như gioăng cao su, ảnh hưởng đến khả năng giữ nhiệt và an toàn của sản phẩm.
Việc sử dụng bình giữ nhiệt đúng cách không chỉ giúp phát huy công dụng tối đa mà còn tránh được những nguy cơ mất an toàn nghiêm trọng. Người tiêu dùng nên chú ý đến loại đồ uống mình đựng trong bình, uống sớm và vệ sinh ngay sau khi sử dụng để bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả nhất.
News
Ngoài lương hưu hàng tháng, từ ngày 1/7/2025, hàng triệu người sẽ nhận được khoản tiền tăng gấp 4 lần hiện nay
Luật BHXH năm 2024 đã được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 với…
Danh tính nam ca sĩ “nướng” 4,3 triệu USD vào s;ò;n;g b;ạ;c tại khách sạn Pullman
Theo cáo trạng, ca sĩ Nguyễn Thế Vũ đã đánh bạc 4,3 triệu USD; lần chi tiền nhiều nhất là…
Một vị trí trong doanh nghiệp nhà nước có thể được hưởng mức lương 320 triệu đồng/tháng, đó là vị trí nào?
Theo dự thảo mới của Bộ Nội vụ, chủ tịch tại doanh nghiệp vốn nhà nước có quy mô lớn,…
Biển 0m, 50m, 100m trên cao tốc có ý nghĩa gì? Cẩn thận nếu không có thể bị ph;ạt đến 12 triệu đồng và tước GPLX 5 tháng
Khi di chuyển trên cao tốc ta thường quan sát thấy những vạch kẻ hay biển báo có ghi các…
Người phụ nữ b;ò trên dây điện gặp phải vấn đề mà rất nhiều những người phunu khác đang bị mỗi ngày; không phải như CĐM đồn thổi; tội lắm
ơ quan chức năng cho biết, người phụ nữ trầm cảm sau sinh, có vấn đề về thần kinh, khi…
Kể từ bây giờ, chủ tịch xã sẽ có trong tay những thẩm quyền chưa từng có trước đây: Cán bộ đi làm không thể hời hợt được
Những nhiệm vụ, quyền hạn được bổ sung theo hướng phân quyền nhiều hơn cho chủ tịch UBND xã phù…
End of content
No more pages to load