Hàng chục bác sĩ bất ngờ “nhập cư” về một huyện ở Đắk Lắk và 4 trong số đó được xác định nhằm “chạy” chứng chỉ hành nghề y.
Ngày 20-5, một lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết đơn vị đang rà soát các trường hợp có liên quan đến vụ án “chạy” chứng chỉ hành nghề để phản hồi theo đề nghị của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk.
“Chạy” chứng chỉ có hệ thống?
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk vừa khởi tố vụ án, khởi tố 6 bị can gồm: Lê Thị Ánh Hồng (SN 1976, ngụ TP HCM) về tội “Môi giới hối lộ”; Phan Văn Ánh (SN 1989, cựu cán bộ Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội – Công an huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) về tội “Nhận hối lộ” cùng 4 bác sĩ bị khởi tố về tội “Đưa hối lộ” là Lê Anh Tài (SN 1978, ngụ Thừa Thiên – Huế), Hứa Chí Cường (SN 1981, ngụ TP HCM), Huỳnh Văn Bình (SN 1970, ngụ Bình Thuận), Huỳnh Thành Giàu (SN 1976, ngụ Đồng Tháp).
Bệnh viện vùng Tây Nguyên, nơi nhiều bác sĩ không tới thực hành nhưng vẫn ký xác nhận thực hành 12 tháng
Theo điều tra ban đầu, năm 2018, bà Hồng làm việc tại phòng khám Dr. Trung (tỉnh Đắk Lắk) do ông Bùi Bình Trung (chồng bà Hồng, hiện đã ly hôn) làm giám đốc.
Thời gian này, bà Hồng “đánh tiếng” với 1 người tên Như Ý rằng nếu ai có nhu cầu làm chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh thì giới thiệu để hưởng tiền hoa hồng. Sau đó, Như Ý đăng thông tin trên tài khoản Facebook với nội dung “Hỗ trợ cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh”.
Thấy thông tin đăng tải và giới thiệu của người quen, các ông Giàu, Bình, Cường và Tài liên hệ với Như Ý rồi được cho số điện thoại của bà Hồng để nhờ làm chứng chỉ hành nghề.
Khoảng tháng 2-2018, bà Hồng liên hệ với ông Ánh nhờ làm thủ tục nhập khẩu cho 4 trường hợp này vào huyện Buôn Đôn. Sau đó, bà Hồng nhờ người liên hệ Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên làm giấy xác nhận thực hành cho các bác sĩ trên. Trên cơ sở kiểm tra hồ sơ bà Hồng nộp, năm 2019, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã cấp chứng chỉ hành nghề cho 4 bác sĩ này.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tháng 7-2018, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên và phòng khám bác sĩ Dr. Trung (ông Trung lúc đó là Giám đốc Trung tâm pháp y tỉnh Đắk Lắk) ký hợp đồng, đóng tiền học phí cho 7 bác sĩ “học nâng cao trình độ chuyên môn” thời gian 12 tháng. Sau đó, chỉ có 4 bác sĩ nói trên nộp hồ sơ. Trước khi nộp hồ sơ, 4 bác sĩ này được Phan Văn Ánh nhập khẩu về một số hộ dân ở huyện Buôn Đôn.
Theo tài liệu phóng viên có được, trong số những người này, thậm chí có người chưa từng tham gia thực hành tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, nhưng bệnh viện này vẫn cấp giấy xác nhận thời gian thực hành cho 4 bác sĩ.
Có giấy xác nhận, những người này nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề y và được Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk chấp thuận. Điều đáng nói là theo báo cáo của Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, đơn vị không có Khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ nên ký giấy xác nhận thực hành tại Khoa Chấn thương chỉnh hình. Thế nhưng không hiểu sao Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk lại cấp chứng chỉ hành nghề y Phẫu thuật Thẩm mỹ cho 4 bác sĩ (!?).
Làm việc với cơ quan chức năng vào thời điểm 2019, các bác sĩ này khai nhận mỗi người đã phải chi từ 220 triệu đồng đến 300 triệu đồng để “chạy” chứng chỉ hành nghề y.
Hàng chục bác sĩ bất ngờ “nhập cư”
Sau khi khởi tố 6 bị can trong đường dây “chạy” chứng chỉ hành nghề y, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk tiếp tục mở rộng điều tra toàn diện vụ án.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã có văn bản đề nghị Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cung cấp thông tin, tài liệu để phục vụ công tác giám định chữ ký, chữ viết, gồm: hợp đồng đào tạo thực hành, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng vào năm 2018 giữa bệnh viện và phòng khám; hóa đơn thu tiền của bệnh viện phát hành thu số tiền 70 triệu đồng.
Bên cạnh đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đề nghị Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cung cấp 4 hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề đối với các trường hợp trên để phục vụ công tác điều tra.
Mở rộng điều tra, Cơ quan CSĐT còn phát hiện 18 trường hợp là y, bác sĩ được Lê Thị Ánh Hồng nhờ người làm thủ tục nhập khẩu không đúng quy định vào một số hộ dân ở huyện Buôn Đôn. Những trường hợp này đều có tên tuổi cụ thể, ngụ ở nhiều tỉnh, thành khác nhau. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đề nghị Sở Y tế rà soát trên hệ thống lưu trữ, sổ sách… các trường hợp trên xem có ai được cấp chứng chỉ hành nghề không, hoặc có nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. Nếu có, đề nghị Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cung cấp bản sao y.
Chấn chỉnh công tác cấp chứng chỉ hành nghề
Một lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết vụ việc này được Sở phát hiện từ năm 2019, thời điểm đó phát hiện 4 bác sĩ được cấp chứng chỉ hành nghề y trái quy định. Sau khi phát hiện, Sở đã tổ chức thu hồi các chứng chỉ đã cấp và chấn chỉnh công tác xác nhận thời gian thực hành cũng như cấp chứng chỉ hành nghề trong toàn đơn vị.
Đối với 18 trường hợp Cơ quan CSĐT mới đề nghị, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đang khẩn trương rà soát để phản hồi Công an tỉnh Đắk Lắk.
News
Ông Đào Nam Hải, nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex vừa bị khởi tố vì t;ộ;i gì?
Ông Đào Nam Hải cùng 8 người khác bị C03 khởi tố về tội Nhận hối lộ. Chiều 7/7, thông…
Danh tính 5 người bị khởi tố trong vụ sai phạm dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức
Bộ Công an thông tin về danh tính 5 bị can bị khởi tố liên quan sai phạm xảy ra…
Cận cảnh Hiện trường vụ tainan kinhhoang khiến 2 vợ chồng tuvog ở Cà Mau: T;;h;i t;h;ể bị thiêu rụi cùng hàng tấn tôm
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 8h30 sáng 7/7, khiến 2 vợ chồng tử vong tại chỗ, ô tô…
Tú bà tr:a t:ấn nữ nhân viên đến tuvong rồi mang th:i th:ể đi 500 km từ miền xuôi lên miền núi để p-h-i ta-ng
Sau khi tra tấn nữ nhân viên đến chết, tú bà Nguyễn Thị Thủy đã chở thi thể nạn nhân…
Cà Mau: TNGT khiến xe bốc cháy giữa đường, hậu quả số người thuongvong quá x-ó-t x-a
Ngành chức năng tỉnh Cà Mau đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông trên Quốc…
Nhân chứng kể về ngôi nhà vừa bị cháy khiến 8 người tuvong ở TP.HCM: thiết kế thế này bảo sao lại nhiều người…như thế, quá thuongtam
Vụ cháy nghiêm trọng tại chung cư Độc Lập (TP.HCM) đêm 6/7 khiến 8 người tử vong, trong đó có…
End of content
No more pages to load