Hàng tấn đá viên được sản xuất trong điều kiện mất vệ sinh tại các cơ sở không phép ở Phú Thọ vẫn đều đặn tuồn ra thị trường mỗi ngày, len lỏi vào quán xá, nhà hàng dưới mác “đá sạch”, tiềm ẩn nguy cơ lớn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Mỗi ngày, hàng tấn đá viên được đóng gói, gắn nhãn “đá sạch”, “tinh khiết”, rồi len lỏi vào đủ quán cà phê, nhà hàng sang trọng lẫn quán ăn vỉa hè. Ít ai biết rằng, phía sau lớp túi nilon trong suốt ấy là một “mạng lưới” sản xuất đá hoạt động trong điều kiện tạm bợ, cáu bẩn và thiếu kiểm soát. Những quy định về an toàn thực phẩm bị phớt lờ, kiểm tra lỏng lẻo, trong khi người tiêu dùng vẫn vô tư dùng đá bẩn pha đồ uống, ăn kèm thực phẩm mỗi ngày mà không hề hay biết.
Ảnh cắt từ clip VTV
Mới đây, những hình ảnh cận cảnh về quy trình sản xuất nước đá tại một số cơ sở không phép tại các xã Vĩnh Thành và Vĩnh An, tỉnh Phú Thọ được phát sóng trong chương trình Chuyển động 24h trên Kênh VTV đã làm dấy lên những lo ngại về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ sở này không được ngành y tế thẩm định, cấp phép đủ điều kiện an toàn thực phẩm, nhưng hàng ngày vẫn sản xuất và cung cấp một lượng lớn nước đá cho thị trường, tiềm ẩn nguy cơ về sức khỏe người tiêu dùng.
Ảnh cắt từ clip VTV
Máy móc thiết bị để sản xuất đá lạnh rất thô sơ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ảnh cắt từ clip VTV
Một chiếc xe tải bắt đầu rời cơ sở sản xuất nước đá tại xã Vĩnh An, mang theo các túi đá đã được chất đầy. Điểm giao hàng đầu tiên là một cửa hàng tạp hóa cách cơ sở sản xuất khoảng 2 km. Những túi nước đá lần lượt được chuyển thẳng vào tủ lạnh của cửa hàng, và quá trình giao hàng diễn ra nhanh chóng, chứng tỏ sự quen thuộc với công việc này.
Ghi nhận, những chiếc xe tiếp tục giao hàng cho nhiều cửa hàng tạp hóa khác trên địa bàn. Mỗi lần giao, các cửa hàng chỉ nhập khoảng 20 đến 30 túi đá. Ngoài cửa hàng tạp hóa, xe còn giao nước đá cho các cửa hàng bán nước giải khát trong khu vực.
Một chủ cửa hàng bán nước giải khát chia sẻ: “Một túi đá bán 10K, nhập 7K. Nhập của ông ở trên Kiệu này”.
Nhiều cơ sở sẵn sàng giảm giá chỉ khoảng 6.000-7.000 đồng/túi đá với lời đảm bảo chắc nịch gọi lúc nào là có lúc đấy. Ảnh cắt từ clip VTV
Chỉ tính riêng tại các xã Vĩnh Thành và Vĩnh An, hiện có ít nhất 5 cơ sở sản xuất nước đá không phép, và hàng ngày sản lượng nước đá của các cơ sở này đều được tiêu thụ hết. Khách hàng chủ yếu là các quán tạp hóa, quán nước, nhà hàng và các doanh nghiệp có nhiều người lao động.
Một chủ cửa hàng tạp hóa cho biết: “Đá sạch không anh? Rất sạch. Đá của cơ sở nào vậy? Thanh Mai. Cơ sở đá có giấy phép không? Không. Khi mình mua đá có giấy phép an toàn thực phẩm không? Không… Nhưng tôi nghĩ mua đá thì mua đá thôi, cần gì giấy phép. Người ta làm từ nước, cứ thế mà lấy”.
Mặc dù không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng giá cả rẻ là yếu tố mà các chủ cửa hàng tạp hóa quan tâm nhất. Các cơ sở sản xuất nước đá không phép thường sử dụng công nghệ lọc thô sơ hoặc không có hệ thống lọc, giúp họ giảm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Để cạnh tranh, họ thậm chí còn giảm giá bán, chiếm lĩnh thị trường.
Một chủ cơ sở sản xuất nước đá ở xã Vĩnh Thành chia sẻ: “Nhà chị giao tất 6.000-7.000 đồng. Đá gọi lúc nào có lúc đó luôn, thoải mái. Đá to mà, lấy 6.000 đồng. Thôi lấy anh 5.500 đồng”.
Hàng ngày những chiếc xe chở theo hàng trăm túi đá giao đến các quán giải khát trên địa bàn. Ảnh cắt từ clip VTV
Với mức giá rẻ như vậy, chỉ 5.500 đồng/túi đá 5kg (thậm chí có thời điểm còn hạ giá còn 5.000 đồng/túi), dù sản xuất không phép và không đảm bảo vệ sinh, nước đá từ các cơ sở “chui” vẫn thu hút khách hàng. Thời gian cao điểm, mỗi ngày, một cơ sở có thể tiêu thụ 700-800 túi đá.
Ông Đào Anh Thái, Chi Cục trưởng Chi Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm, Sở Y tế tỉnh Phú Thọ cho biết: “Các cơ sở chưa được cấp phép bởi cơ quan chuyên môn có thẩm quyền, yêu cầu phải dừng ngay. Việc đưa sản phẩm ra thị trường này tiềm ẩn nguy cơ lớn đối với sức khỏe người tiêu dùng và có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm”.
Với nhu cầu tiêu thụ lớn hàng ngày, không ai có thể xác định được bao nhiêu túi nước đá từ các cơ sở sản xuất không phép đã tuồn ra thị trường, gây nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe cộng đồng.
Chia sẻ trong chương trình chuyển động 24h, đại diện Sở Y tế tỉnh Phú Thọ cho biết sẽ tiến hành rà soát, kiểm tra và đóng cửa các cơ sở sản xuất nước đá “chui” trong thời gian sớm nhất, nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn.
News
Công dụng bất ngờ của lỗ nhỏ trên ổ khóa mà nhiều người không biết, mùa mưa càng cần thiết
Những chiếc ổ khóa thường có 1, 2 lỗ nhỏ cạnh lỗ tra chìa khóa nhưng rất nhiều người không…
Nút âm lượng trên điện thoại di động có 6 chức năng ẩn tuyệt vời, nhiều người dùng điện thoại lâu vẫn không biết
Có thể bạn chưa biết, nút âm lượng trên điện thoại không chỉ để điều chỉnh âm thanh. Ít ai…
Rủi ro không ngờ phía sau trend xem lại nhà cũ trên Google Maps
Không ít người lo ngại khi phát hiện hình ảnh đời thường của mình đang xuất hiện trên Google Maps….
Duy nhất 3 trường hợp không đội mũ bảo hiểm chỉ bị nhắc nhở, không bị phạt: Người dân cần nắm rõ
Căn cứ vào điểm o khoản 4 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, có 3 trường hợp người tham gia…
Phát hiện dầu đậu nành có mùi dầu diesel, phanh phui cơ sở sản xuất dầu ăn giả doanh thu 25 tỷ đồng, tịch thu 720kg nguyên liệu thô bốc mùi
Nhận tin báo của người dân về dấu hiệu bất thường ở một loại dầu ăn mang nhãn hiệu nổi…
Cựu Phó Chủ tịch một tỉnh ở miền Bắc chi hơn 7 triệu USD để đá;nh b;ạ;c
Theo cáo trạng, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Hồ Đại Dũng đã chi hơn 7 triệu USD…
End of content
No more pages to load