Theo đại diện Bộ Nội vụ, Bộ Chính trị 3 lần xem xét, cho ý kiến, cân nhắc rất kỹ vì sao không giữ lại tên thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Tại họp báo Bộ Nội vụ vào sáng 28/4, báo chí đặt vấn đề tới đây cả nước thực hiện chủ trương không tổ chức cấp huyện, trong 696 đơn vị hành chính cấp huyện hiện nay có 87 thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương sẽ không còn.
Nhiều chuyên gia, nhà khoa học và nhiều người dân rất ủng hộ chủ trương này. Tuy nhiên không ít ý kiến cho rằng nên giữ lại các thành phố này bằng cách xem các thành phố là một loại hình trong cấp chính quyền địa phương cơ sở. Vậy ý kiến của Bộ Nội vụ về việc này thế nào?
Vụ trưởng Vụ chính quyền địa phương Phan Trung Tuấn.
Trả lời sau đó, Vụ trưởng Vụ chính quyền địa phương Phan Trung Tuấn cho biết, đề xuất ban đầu của Bộ Nội vụ vẫn có mô hình thành phố, thị xã và xác định đây là một đơn vị cấp cơ sở.
“Theo đề xuất ban đầu của chúng tôi, khi đó sẽ không còn xã, phường ở dưới nữa, như vậy vẫn bảo đảm việc tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp là cấp tỉnh và cấp cơ sở. Cấp cơ sở bao gồm xã, phường, đặc khu, thành phố, thị xã“, ông Phan Trung Tuấn nói.
Tuy nhiên, khi Bộ Nội vụ trình lên, cấp có thẩm quyền lưu ý cân nhắc rất kỹ việc này. Bộ Chính trị 3 lần xem xét, cho ý kiến về đề án này và yêu cầu cân nhắc rất kỹ “vì sao không giữ lại tên thị xã, thành phố thuộc tỉnh”.
“Lý do bởi chúng ta đã thống nhất chủ trương bỏ hoàn toàn cấp huyện, cấp cơ sở chỉ còn cấp xã. Mặt khác, có yếu tố tâm lý sợ tác động, ảnh hưởng đến nhiều người dân. Họ sẽ băn khoăn vì sao chủ trương bỏ cấp huyện mà vẫn giữ lại thành phố, thị xã hiện đang là cấp huyện“, Vụ trưởng Vụ chính quyền địa phương lý giải.
Ông Phan Trung Tuấn nêu rõ, sau khi cân nhắc rất kỹ, Bộ Chính trị, Trung ương thống nhất tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, bỏ hoàn toàn cấp huyện, không có vương vấn gì đối với đơn vị hành chính cấp huyện nữa.
Đồng thời, Bộ Chính trị, Trung ương thống nhất tổ chức mô hình tương đối gọn nhẹ, để bảo đảm hướng tới phục vụ người dân tốt nhất, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, chính quyền cấp cơ sở gần dân, sát dân…
Theo đó, giữ nguyên cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cấp xã chỉ còn xã, phường, đặc khu (tổ chức ở các địa bàn hải đảo), tới đây sẽ có khoảng 12-13 đặc khu theo phương án trình của các địa phương.
News
Lưu ý ngay: 12 trường hợp BHYT không chi trả từ 1/7/2025 – Ai cũng cần nắm rõ
Theo đó, từ ngày 1/7/2025, có 12 trường hợp không được BHYT chi trả dù đi đúng tuyến. 12 trường…
Giá vàng tối nay 28/4: Thôi không xong rồi, cả vàng nhẫn vàng miếng đều ph;ản b;ội nhà đầu tư thế này thì hỏng
Giá vàng hôm nay chiều 27/4 ghi nhận sự sụt giảm mạnh ở cả vàng miếng và vàng nhẫn tại…
9 cập nhật mới trên VNeID khiến dân mạng xôn xao – Người không nắm rõ sẽ chịu thiệt thòi nặng
Dưới đây là những thay đổi mới nhất trên VNeID, người dân cần chú ý. Ứng dụng VNeID là gì?…
Sau kỳ nghỉ lễ: Quy định mới “áp thẳng” vào người đi xe máy – Triệu người lo sốt vó rồi
Luật Trật tự và an toàn giao thông đường bộ, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, đã quy định việc…
Số phận của cán bộ xã khi xóa bỏ biên chế suốt đời, thế này thì cứ yên tâm công tác chứ cần gì phải sốt vó lên
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi bỏ quy định thi nâng ngạch, thay bằng việc bổ nhiệm…
Bất ngờ với số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau khi sáp nhập, giảm đến 70% so với số lượng ban đầu
Theo ước tính ban đầu của Bộ Nội vụ, sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, toàn…
End of content
No more pages to load