Việc chọn thành phố Đà Nẵng đặt trung tâm hành chính – chính trị sẽ giúp tối ưu hóa các cơ hội phát triển, kết nối các khu vực trong tỉnh và nâng cao khả năng cạnh tranh của thành phố mới.
Vì sao chọn tên gọi thành phố Đà Nẵng sau hợp nhất?
Ngày 26/4, Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng đã thông qua tờ trình của UBND thành phố về đề án liên quan đến việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Trong đó, các đại biểu thống nhất thông qua việc hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng thành một thành phố trực thuộc Trung ương, lấy tên gọi là thành phố Đà Nẵng. Trung tâm chính trị – hành chính sau khi hợp nhất đặt tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng hiện nay.
Thành phố Đà Nẵng (mới) có diện tích tự nhiên hơn 11.867km2, quy mô dân số hơn 3 triệu người và 94 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 23 phường, 70 xã và 1 đặc khu Hoàng Sa).
Theo đề án của UBND thành phố Đà Nẵng, lý do đề xuất lựa chọn tên gọi thành phố Đà Nẵng sau hợp nhất sẽ góp phần khẳng định rõ hơn tầm vóc, vai trò hạt nhân của thành phố, tạo động lực mạnh mẽ để tiếp tục thu hút đầu tư, nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập.
Thành phố Đà Nẵng đã khẳng định được thương hiệu du lịch quốc gia, với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Bãi biển Mỹ Khê, Ngũ Hành Sơn và các di sản văn hóa như Thành cổ Đà Nẵng (Thành Chămpa) và Chùa Linh Ứng, Ngũ Hành Sơn.
Việc chọn tên thành phố Đà Nẵng cho đơn vị hành chính mới sẽ giúp khai thác tối đa tiềm năng du lịch và dịch vụ, đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế của khu vực.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn tên thành phố mới là một trong hai tên gọi đã tồn tại trước khi sáp nhập là giải pháp phù hợp, nhằm hạn chế tối đa các tác động phát sinh đối với người dân và doanh nghiệp trong việc chuyển đổi giấy tờ, cập nhật thông tin địa lý…
Về lý do đề xuất lựa chọn Trung tâm chính trị – hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng, đề án cho rằng, Đà Nẵng từng là trung tâm hành chính – chính trị trong giai đoạn lịch sử.
Sau ngày đất nước thống nhất năm 1975, để phù hợp với yêu cầu quản lý hành chính và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, ngày 20/12/1975, Quốc hội khóa V đã ra quyết định hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, tạo thành tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, với Đà Nẵng là trung tâm hành chính.
Thành phố Đà Nẵng cũng có hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại với hệ thống bến cảng, đường sắt, đường bộ, sân bay kết nối với các vùng và hội nhập quốc tế, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của cả thành phố mới.
Ngoài ra, Đà Nẵng là đô thị I, có vị trí chiến lược nằm ở trung tâm miền Trung, có hạ tầng hành chính đồng bộ, sở hữu tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội mạnh mẽ nhờ vào cơ sở hạ tầng hiện đại với vị thế là trung tâm du lịch, công nghiệp và dịch vụ quan trọng của khu vực.
Thành phố đang được quy hoạch theo hướng phát triển thành một đô thị lớn, sinh thái, thông minh và bền vững, có vị thế ngang tầm quốc tế; xây dựng thành trung tâm kinh tế – xã hội quan trọng của cả nước, đóng vai trò kết nối với mạng lưới đô thị trong khu vực và thế giới.
“Việc chọn thành phố Đà Nẵng đặt trung tâm hành chính – chính trị sẽ giúp tối ưu hóa các cơ hội phát triển, kết nối các khu vực trong tỉnh và nâng cao khả năng cạnh tranh của thành phố mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế khu vực miền Trung”, đề án nhấn mạnh.
Những lo ngại khi diện tích lớn, dân số đông, thay đổi địa giới
Ngoài những thuận lợi, đề án cũng nêu ra lo ngại khi hợp nhất 2 đơn vị như hoạt động quản lý nhà nước sẽ có một số khó khăn ban đầu do diện tích lớn, dân số đông, thay đổi về mô hình tổ chức chính quyền, khoảng cách địa lý giữa cơ quan nhà nước và người dân…
Việc sắp xếp, hợp nhất cấp tỉnh làm khối lượng công việc liên quan đến thủ tục hành chính sẽ gia tăng, cần có thời gian để giải quyết, xử lý.
Việc hợp nhất cấp tỉnh thực hiện cùng với sắp xếp cấp xã nên số lượng cán bộ, công chức, viên chức dôi dư khá lớn, khó khăn trong công tác bố trí, sắp xếp, giải quyết chế độ, chính sách đối với đội ngũ dôi dư.
Trong quá trình hợp nhất cấp tỉnh sẽ có phát sinh chi ngân sách để thực hiện chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới, chỉnh lý, bổ sung các quy hoạch.
Khi sắp xếp, hợp nhất cấp tỉnh, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thu hút đầu tư có thể bị thay đổi, gây gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh; các chính sách ưu đãi kinh tế trước đây cần rà soát, điều chỉnh.
Một số doanh nghiệp và người dân có thể có tâm lý lo ngại việc thay đổi địa giới hành chính sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi, nhất là về thuế, đất đai, vay vốn kinh doanh.
Khi hợp nhất cấp tỉnh dẫn đến có địa phương không còn giữ địa danh truyền thống, ít nhiều tác động đến tâm tư của cộng đồng dân cư. Việc thay đổi địa giới hành chính ảnh hưởng trực tiếp đến các thông tin cá nhân trong hồ sơ, giấy tờ của người dân, có thể gây ra tâm lý ngại chuyển đổi.
Theo tờ trình của UBND thành phố Đà Nẵng, toàn thành phố có 224.259 cử tri đại diện hộ gia đình. Trong đó, có 223.000 cử tri tham gia lấy ý kiến, đạt 99,44%.
Trong số này, có 222.482 cử tri tán thành việc hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, đạt 99,77%.
Đối với cử tri tỉnh Quảng Nam, có 428.270 cử tri đại diện hộ gia đình. Trong đó, 424.060 cử tri tham gia lấy ý kiến, đạt 99,02%.
Trong số này, có 421.940 cử tri tán thành việc hợp nhất nêu trên, đạt 98,52%.
News
Giá vàng tối nay 26/4: Không thể ngồi yên dù là phiên cuối tuần, người ôm vàng đu đỉnh bây giờ đang vô cùng hoang mang
Giá vàng miếng SJC giảm 1 triệu đồng/lượng so với phiên giao dịch hôm qua, hiện được SJC niêm yết…
Cận kề 31/5/2025: 4 trường hợp sim chính chủ vẫn có thể bay màu – khẩn trương kiểm tra ngay
Theo quy định mới của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ nay đến hạn chót 31/5/2025, có 4 trường…
Tin cực vui dành cho những người tham gia BHYT 5 năm liên tục – chính thức bước vào nhóm ‘ưu tiên vàng’
Bắt đầu từ 1/7/2025, những ai tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục được nhận quyền lợi đặc biệt,…
Hết thời ‘ấm chỗ’ trọn đời: Công chức khu vực công chính thức vào cuộc chơi đào thải
“Làm Nhà nước cho ổn định con ạ!” – Câu nói quen thuộc một thời dường như đang dần mất…
Xóa sổ thanh tra cấp sở, cấp huyện: Cán bộ đang làm việc trong bộ máy thanh tra sở, huyện sẽ ra sao
Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) lược bỏ hoàn toàn quy định về thanh tra bộ, sở, huyện; không…
Thay đổi quyền lực lịch sử: Chủ tịch xã chính thức trở thành người ‘cầm cân nảy mực’ bộ máy cơ sở
Bên cạnh thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng công chức, Chủ tịch UBND xã còn được bổ nhiệm, miễn nhiệm,…
End of content
No more pages to load