Theo dự thảo mới của Bộ Nội vụ, chủ tịch tại doanh nghiệp vốn nhà nước có quy mô lớn, lợi nhuận cao gấp 5 lần lợi nhuận tối thiểu… thì có thể được trả lương tối đa 320 triệu đồng/tháng.
Bộ Nội vụ đang xây dựng Dự thảo Nghị định quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng của người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, người đại diện phần vốn nhà nước và kiểm soát viên trong doanh nghiệp nhà nước. Đối tượng áp dụng là người làm việc tại doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, cũng như tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn nhà nước chiếm từ trên 50% đến dưới 100%.
Theo dự thảo, mức lương cơ bản sẽ được xác định dựa trên quy mô doanh nghiệp và phân thành hai nhóm chính tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp độc lập, với hệ thống 7 bậc lương cụ thể.
Mức lương cơ bản cao nhất dành cho chức danh Chủ tịch có thể đạt tới 80 triệu đồng/tháng, trong khi kiểm soát viên tại doanh nghiệp nhỏ có thể nhận mức thấp nhất là 30 triệu đồng/tháng. Từ mức lương cơ bản, thu nhập thực nhận của người lao động có thể được điều chỉnh tăng theo hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ảnh minh họa.
Nếu doanh nghiệp đạt chỉ tiêu lợi nhuận theo kế hoạch, người lao động có thể được hưởng lương gấp đôi mức cơ bản, tương đương tối đa 160 triệu đồng mỗi tháng. Trường hợp doanh nghiệp vượt kế hoạch lợi nhuận từ 2 đến 4 lần, mức lương cũng sẽ được tăng tương ứng: gấp 2,5 lần (tối đa 200 triệu đồng với lợi nhuận đạt 11.000 tỷ đồng), gấp 3 lần (tối đa 240 triệu đồng với lợi nhuận 16.500 tỷ đồng) và gấp 4 lần (tối đa 320 triệu đồng nếu lợi nhuận đạt 27.500 tỷ đồng).
Ngược lại, nếu doanh nghiệp không đạt lợi nhuận hoặc kinh doanh thua lỗ, mức lương sẽ bị điều chỉnh giảm xuống, dao động từ 50% đến 80% so với mức cơ bản.
Theo Bộ Nội vụ, đề xuất này xuất phát từ thực tế mức lương hiện hành của một số doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn đã lên tới 200 – 210 triệu đồng/tháng đối với các vị trí lãnh đạo. Đặc biệt, trong lĩnh vực ngân hàng, có Chủ tịch nhận tới 300 triệu đồng/tháng, và mức lương trung bình của thành viên Hội đồng quản trị, kiểm soát viên lên đến 213 triệu đồng/tháng.
Dự thảo lần này nhằm đặt ra một khung lương chính thức, góp phần điều chỉnh, chuẩn hóa theo quy định của Luật Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp năm 2025. Việc xây dựng chế độ trả lương theo hiệu quả và năng lực thực tế được kỳ vọng sẽ thay thế cách thức “đồng đều, cào bằng” trước đây, đồng thời tạo động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn. Ngoài ra, dự thảo cũng nêu rõ yêu cầu người nhận lương cao phải gắn trách nhiệm cá nhân với kết quả và rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp.
News
Ngoài lương hưu hàng tháng, từ ngày 1/7/2025, hàng triệu người sẽ nhận được khoản tiền tăng gấp 4 lần hiện nay
Luật BHXH năm 2024 đã được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 với…
Bình giữ nhiệt có thể dùng đựng cà phê không? 7 loại đồ uống tuyệt đối không nên đựng trong bình giữ nhiệt!
Bình giữ nhiệt là vật dụng quen thuộc, nhưng không phải loại đồ uống nào cũng phù hợp để đựng…
Danh tính nam ca sĩ “nướng” 4,3 triệu USD vào s;ò;n;g b;ạ;c tại khách sạn Pullman
Theo cáo trạng, ca sĩ Nguyễn Thế Vũ đã đánh bạc 4,3 triệu USD; lần chi tiền nhiều nhất là…
Biển 0m, 50m, 100m trên cao tốc có ý nghĩa gì? Cẩn thận nếu không có thể bị ph;ạt đến 12 triệu đồng và tước GPLX 5 tháng
Khi di chuyển trên cao tốc ta thường quan sát thấy những vạch kẻ hay biển báo có ghi các…
Người phụ nữ b;ò trên dây điện gặp phải vấn đề mà rất nhiều những người phunu khác đang bị mỗi ngày; không phải như CĐM đồn thổi; tội lắm
ơ quan chức năng cho biết, người phụ nữ trầm cảm sau sinh, có vấn đề về thần kinh, khi…
Kể từ bây giờ, chủ tịch xã sẽ có trong tay những thẩm quyền chưa từng có trước đây: Cán bộ đi làm không thể hời hợt được
Những nhiệm vụ, quyền hạn được bổ sung theo hướng phân quyền nhiều hơn cho chủ tịch UBND xã phù…
End of content
No more pages to load