Nói về nỗi lo của người dân về những trụ sở bỏ hoang gây lãng phí, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu vấn đề: “Nhiều tỉnh đã xây trụ sở rất đàng hoàng, bài bản, khi về tỉnh mới, chỗ đó làm gì?”.
3 nội dung đặc biệt quan trọng phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp bộ máy và thực hiện chủ trương của Đảng về tổ chức mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, gắn với yêu cầu tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, được Quốc hội thảo luận trong phiên làm việc tại tổ chiều 7/5.
Những nội dung này gồm: Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).
Quyết liệt tinh gọn bộ máy là chủ trương hợp lòng dân
Phát biểu tại tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh giai đoạn 2 của cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, nhiệm vụ rất khó khăn. Sắp xếp đơn vị hành chính ở địa phương, theo Chủ tịch Quốc hội, là việc dễ nhưng chọn cán bộ mới lại thực sự nan giải khi phải tính toán bố trí ai là bí thư, phó bí thư, chủ tịch UBND và HĐND cấp tỉnh, cấp xã.
Theo phương án dự kiến đã được Trung ương thống nhất, tới đây sau khi sửa Hiến pháp, cả nước sẽ kết thúc hoạt động của 694 đơn vị hành chính cấp huyện. Các tỉnh, thành sẽ giảm còn 34 thay vì 63 như hiện nay, còn số xã, phường dự kiến giảm từ 10.035 xuống 3.320, theo báo cáo mới nhất.
“Nhân dân, cử tri đang mong đợi kỳ họp này vì ai cũng mong muốn tinh gọn bộ máy hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Lâu nay, bộ máy nhà nước thường được đánh giá là cồng kềnh, biên chế phình to”, ông Mẫn nói và nhấn mạnh việc quyết liệt tinh gọn bộ máy là chủ trương hợp lòng dân.
Về việc sắp xếp nơi làm việc của đơn vị mới, ông Mẫn nêu vấn đề đáng lo khi báo chí phản ánh nhiều trụ sở bỏ hoang trong giai đoạn trước sắp xếp.
Với các trụ sở cũ, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Tổng Bí thư đã chỉ đạo phải sử dụng cho hoạt động giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân và làm không gian công cộng để người già vào đánh cờ, trẻ em có chỗ chơi bóng bàn, bóng chuyền.
“Có những tỉnh đã xây dựng trụ sở rất đàng hoàng, bài bản nhưng về tỉnh mới, chỗ đó làm gì?”, ông Mẫn đặt vấn đề và nhấn mạnh nỗi lo lớn của cử tri về tình trạng trụ sở bỏ hoang, lãng phí.
Trong 3 tháng qua, theo ông Mẫn, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo hết sức quyết liệt việc giải quyết tình trạng lãng phí này. Thủ tướng cũng đã báo cáo Quốc hội việc tháo gỡ khó khăn cho dự án tồn đọng có thể có thêm 235 tỷ USD, gần bằng nửa quy mô nền kinh tế.
Duyệt dự án trong phòng máy lạnh thì không thực tế!
Với việc sửa Hiến pháp 2013, Chủ tịch Quốc hội cho biết dự kiến sửa gọn trong khoảng 8/120 điều liên quan công cuộc sắp xếp tổ chức bộ máy. Tinh thần sửa đổi đã được thống nhất là phân cấp mạnh cho địa phương theo hướng “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
Song theo ông Mẫn, để địa phương quyết và làm, phải có nguồn lực. Vì thế, cũng cần phân cấp để địa phương chủ động, không phải lên Trung ương… xin.
“Bây giờ giao dự án, giao tiền thì địa phương phải chịu trách nhiệm quyết và làm, chứ giao tiền, giao dự án nhưng phải báo cáo lên Trung ương thì rất mất công”, ông Mẫn nói.
Ngay với hoạt động của Quốc hội, ông Mẫn nhấn mạnh, cơ quan lập pháp không quản lý dự án, danh mục tiền mà chỉ quản lý thu – chi chung, còn lại giao cho Chính phủ, địa phương điều hành.
Bởi Quốc hội duyệt dự án cũng không sát vì không thể đi thực tế xem dự án như thế nào. “Chúng ta duyệt trong phòng máy lạnh thì không thực tế”, theo lời ông Mẫn.
Vì thế, lãnh đạo Quốc hội quán triệt phải phân cấp về cho địa phương, giảm bớt thủ tục để thúc đẩy việc thực thi chính sách.
“Địa phương có nguồn lực mới quyết, làm và chịu trách nhiệm được. Nói quyết, làm, chịu trách nhiệm mà không có tiền, không làm được”, ông Mẫn nhắc việc Tổng Bí thư Tô Lâm nhiều lần đã nhấn mạnh yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
Theo Chủ tịch Quốc hội, sắp xếp bộ máy tinh gọn sẽ có nguồn lực để phát triển đất nước. Điển hình, từ việc sắp xếp bộ máy mà Bộ Chính trị quyết được chủ trương miễn học phí cho các cấp học từ mầm non, mẫu giáo, phổ thông với khoảng 30.000 tỷ đồng.
Về y tế, Tổng Bí thư cũng nêu định hướng tiến tới miễn viện phí cho toàn dân, mục tiêu làm sao để mỗi năm người dân được khám sức khỏe ít nhất 1 lần.
Theo Chủ tịch Quốc hội, đất nước có nguồn tiền để làm việc này. Thực tế có những nước thu nhập thấp hơn, quy mô nền kinh tế nhỏ hơn Việt Nam nhưng vẫn lo được việc miễn học phí cho học sinh, miễn viện phí cho người dân.
News
Giá vàng trưa nay 8/5: Giờ này hôm qua đang cười, còn hôm nay khóc ròng vì tiền rơi
Sáng 8/5, giá vàng thế giới hôm nay được niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 3.370 USD/ounce, giảm 14 USD/ounce…
Người ăn lòng se điếu nhiều nhất Việt Nam đi khám sk: Kết quả đến bác sĩ cũng phải sững sờ
Nga Sumo cho biết đã đi khám sức khỏe, tiết lộ tình hình hiện tại. Những ngày vừa qua, lòng…
Danh sách hơn 200 tài xế bị “bêu tên”, biển số lọt vào danh sách phạt nguội – kiểm tra ngay xem có tên mình trong đó không
Công an tỉnh Thái Bình mới đây vừa công bố danh sách vi phạm Luật Giao thông đường bộ bị…
Cái kết của TikToker Lê Việt Hùng – người chuyên quay phim chụp ảnh ở các chốt CA và trụ sở CA
TikToker Lê Việt Hùng bị Công an Lạng Sơn tạm giữ để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài…
Cập nhật giá vàng sáng 8/5: Nụ cười đã tắt, chuyển sang nước mắt vừa vui chưa được trọn vẹn 2 ngày
Giá vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm trong bối cảnh giá thế giới “bốc hơi” khi quan chức Mỹ…
Hoa hậu Thùy Tiên có động thái mới nhất sau thời gian tàng hình vì liên quan đến vụ kẹo rau củ
Cư dân mạng xôn xao với một chi tiết được cho là liên quan đến Hoa hậu Thuỳ Tiên. Từ…
End of content
No more pages to load