Từ xa xưa, ông bà ta đã luôn nhấn mạnh rằng: “Muốn nhà thịnh, phải giữ cho ba nơi này luôn đầy đủ và ấm áp”. Bởi nếu để chúng trở nên lạnh lẽo, trống vắng, chẳng khác nào đang dần đánh mất phúc khí, khiến gia đạo sa sút, con cháu khó lòng ngẩng đầu với đời.
1. Bếp lạnh, tài lộc đóng băng
Tổ Tiên dặn: “Trong nhà có 3 nơi trống rỗng, con cháu khó thoát nghèo”, đó là chỗ nào?
Gian bếp không chỉ đơn thuần là nơi nấu nướng, mà còn là “trái tim” của cả ngôi nhà. Một căn bếp trống trơn, không mùi cơm gạo, không tiếng lách cách xoong nồi… ấy là dấu hiệu của sự hao hụt tài lộc.
Người xưa dạy: “Bếp có lửa, nhà có phúc”. Nhà nào bếp luôn đỏ lửa, thức ăn đầy đủ, nghĩa là gia đình đó đủ ăn đủ mặc, không phải chạy ăn từng bữa. Ngược lại, bếp lạnh tanh không chỉ khiến không khí gia đình lạnh lẽo, mà còn là điềm báo nghèo khó, thiếu trước hụt sau.
Không chỉ thế, bữa cơm gia đình còn là sợi dây gắn kết tình thân. Nếu bếp không được chăm chút, nghĩa là tình cảm trong nhà cũng đang dần phai nhạt, con cháu mỗi người một ngả, khó tụ hội phúc đức.
2. Phòng khách trống trải, phúc khí tiêu tán
Phòng khách là “bộ mặt” của ngôi nhà, là nơi tiếp đãi bạn bè, quý nhân. Một phòng khách sạch sẽ, ấm cúng, luôn có tiếng nói cười chính là nơi tụ hội nhân duyên và phúc khí.
Nhưng nếu phòng khách hiu quạnh, vắng bóng người, thì chẳng khác nào gia chủ đang sống khép kín, thiếu đi những mối quan hệ quý giá. Lâu dần, không chỉ ảnh hưởng đến sự nghiệp mà còn khiến con cháu khó mở rộng đường đời.
Người có tầm thường tạo dựng các mối quan hệ rộng mở, bởi “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng người khác”. Phòng khách vắng vẻ, đó không chỉ là dấu hiệu của sự cô lập, mà còn là hồi chuông báo động cho gia đạo thiếu hòa khí và sinh khí.
3. Phòng sách trống rỗng, trí tuệ cạn kiệt
Tổ Tiên dặn: “Trong nhà có 3 nơi trống rỗng, con cháu khó thoát nghèo”, đó là chỗ nào?
Nếu bếp là nơi dưỡng thân, phòng sách chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn và trí tuệ. Gia đình không chú trọng việc học, không có sách vở, con cháu lớn lên dễ trở nên nông cạn, khó tạo dựng thành công lâu dài.
Cổ nhân từng nhấn mạnh: “Của cải ba đời không bằng một chữ Lễ”, ý nói tài sản vật chất chỉ giữ được vài đời, nhưng tri thức và nhân cách mới giúp dòng tộc phát triển bền vững.
Phòng sách không cần quá sang trọng, chỉ cần có sách, có bàn học, và quan trọng nhất là có thói quen đọc sách – thì đó đã là nền móng vững chắc để con cháu vươn lên bằng chính nội lực của mình.
Muốn con cháu đời sau đủ đầy, hạnh phúc, hãy chăm lo ba chỗ này trong nhà: Bếp phải ấm, khách phải vui, sách phải dày. Đó không chỉ là lời dạy, mà là bí quyết giữ phúc – truyền đời của người xưa để lại cho hậu thế.
News
Nguyễn Duyên Quỳnh “phá vỡ im lặng” sau loạt nghi vấn, nói thẳng về hit 30/4 và mối quan hệ với Võ Hạ Trâm – tôi không muốn im lặng nữa
Nguyễn Duyên Quỳnh – giọng ca thể hiện bài hát Viết Tiếp Câu Chuyện Hoà Bình chính thức lên tiếng…
Cấp sổ đỏ không cần qua huyện? Đề xuất mới khiến dân tình bàn tán xôn xao, liệu có thật sự ổn?
Đây là đề xuất mới liên quan đến xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Ảnh minh…
Anh cả bất ngờ hiếu thảo, đòi ở lại cúng cơm cha mỗi ngày – nào ngờ sự thật sau camera giấu kín khiến tôi chết lặng
Qua camera, tôi thấy anh cả vui sướng ôm chiếc hũ vào nhà nhưng anh khẳng định đó là hũ…
Vụ cha b;;ắ;;n tài xế vì con bị c;;á;;n tuvong: Nhân chứng kể lại diễn biến gây amanh – tôi đứng ngay ở đó…
Nhân chứng cho biết tài xế gây tai nạn khiến nữ sinh ở Trà Ôn (Vĩnh Long) tử vong ban…
Đề xuất tăng mức xử p;h;ạt tới 1 tỷ đồng với hàng loạt vi p;h;ạ;m! Các lĩnh vực bị “s;ờ g;á;y” đang khiến nhiều doanh nghiệp đứng ngồi không yên
Ở lĩnh vực giao thông đường bộ, mức phạt tối đa được đề xuất nâng từ 75 triệu đồng lên…
Nữ diễn viên trẻ nhất được phong danh hiệu NSND: Mới vào TP.HCM 5 năm đã có nhà đất ở Thủ Đức
“Tôi đã từng ở Sài Gòn, có nhà, có đất ở Thủ Đức, chỉ để ở lại đây làm phim…
End of content
No more pages to load