Trước làn sóng COVID-19 quay lại tại nhiều nước châu Á, trong đó Bangkok ghi nhận hơn 14.000 ca chỉ trong một tuần, Bộ Y tế Việt Nam ra khuyến cáo phòng dịch.
Trong 28 ngày tính đến 27/4, thế giới ghi nhận hơn 25.000 ca mắc COVID-19, giảm gần 57% so với cùng kỳ trước đó. Số ca tử vong cũng giảm gần 38%. Dù vậy, một số quốc gia châu Á đang chứng kiến sự bùng phát trở lại của dịch, đặc biệt là Thái Lan.
Từ đầu năm đến ngày 10/5, Thái Lan ghi nhận hơn 53.600 ca mắc, trong đó riêng thủ đô Bangkok có hơn 16.700 trường hợp. Đáng chú ý, trong tuần từ 27/4 đến 3/5, số ca nhiễm tại Bangkok vọt lên hơn 14.300 ca, bao gồm 2 ca tử vong.
Một số tỉnh như Chon Buri, Nonthaburi và Rayong cũng ghi nhận hàng trăm ca bệnh mới. Số ca mắc COVID-19 tăng tại Thái Lan liên quan đến sự gia tăng của biến thể phụ XBB.1.16 tại Thái Lan.
Bộ Y tế Thái Lan khẳng định COVID-19 là bệnh lưu hành và đa số ca bệnh chỉ có triệu chứng nhẹ. Biến thể XBB.1.16 của Omicron đã được phát hiện từ năm 2023, có tốc độ lây lan nhanh nhưng hiện chưa có bằng chứng gây bệnh nặng hơn.
WHO cũng không ban hành cảnh báo toàn cầu nào mới liên quan đến biến thể này.
Bệnh COVID-19 thuộc nhóm B, thời gian ủ bệnh trung bình là 4 ngày. (Ảnh minh hoạ)
Tại Việt Nam, từ đầu năm đến nay ghi nhận rải rác 148 ca mắc tại 27 tỉnh, thành, không có trường hợp tử vong. TP.HCM có số ca cao nhất với 34 trường hợp, tiếp đến là Hải Phòng, Hà Nội, Nghệ An, Bắc Ninh.
19 địa phương khác chỉ ghi nhận từ một đến hai ca mỗi nơi. Trong ba tuần gần đây, số ca nhiễm tăng nhẹ, trung bình khoảng 20 ca mỗi tuần, nhưng chưa xuất hiện ổ dịch tập trung.
Bộ Y tế nhận định, tuy số ca mắc và tử vong toàn cầu đang giảm, Việt Nam vẫn có nguy cơ ghi nhận ca nhiễm mới trong thời gian tới, đặc biệt sau đợt nghỉ lễ 30/4 và 1/5 với lượng lớn người dân di chuyển, giao lưu. Tuy vậy, khả năng xuất hiện các ca nặng là thấp do biến thể virus hiện hành chưa cho thấy độc lực mạnh.
Trước tình hình này, Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường giám sát dịch, sẵn sàng tiếp nhận, điều trị các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt là người có nguy cơ cao như phụ nữ mang thai, người cao tuổi và người có bệnh nền.
Bộ cũng kêu gọi người dân đeo khẩu trang tại nơi công cộng và trên phương tiện giao thông, hạn chế tụ tập đông người, giữ gìn vệ sinh tay và nâng cao thể trạng bằng chế độ ăn uống, vận động hợp lý.
Khi có triệu chứng nghi ngờ như sốt, ho, khó thở, người dân cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Những người vừa trở về từ các quốc gia có số ca mắc cao cũng cần chủ động theo dõi sức khỏe.
Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới để theo dõi sát diễn biến dịch bệnh và có biện pháp ứng phó phù hợp.
News
Vườn Quốc gia Ba Vì lúc này, ng-uy hi-ểm quá trời ơi
Hai người đi xe máy lao xuống vực tại Vườn Quốc gia Ba Vì được lực lượng Cảnh sát Phòng…
6 người ở TP.HCM tuvong vì một d;ị,ch b;ệnh mà rất nhiều người chủ quan không phòng tránh
TP.HCM ghi nhận 14.370 ca sốt xuất huyết tính từ đầu năm đến nay, trong đó có 6 ca tử…
Vợ x-o-a b-ó-p 1 vị trí khiến chồng phải nhập v-i-ệ-n c;ấ;p c;ứ;u gấp: Bác sĩ nói “rất ng-uy hi-ể-m… phải bỏ ngay”
Mới đây, người đàn ông tên Trương Minh (47 tuổi, ở Hàng Châu, Trung Quốc) đã phải nhập viện cấp…
Da-nh tí-nh cô gái liên tục đ;ậ;p bàn ghế, p;h;á cây ATM giữa phố: Có nhiều phát ngôn gây s-ố-c
Cô gái có biểu hiện bất thường, liên tục đập phá bàn ghế giữa phố. Thậm chí ở một số…
Quét mã QR theo hướng dẫn từ số điện thoại 090.622.1709, người đàn ông kiểm tra tài khoản ngân hàng thì phát hiện bị trừ hơn 13 triệu
Nhận cuộc gọi yêu cầu thanh toán tiền điện, anh C. không nghi ngờ mà làm theo hướng dẫn của…
Những ngày liên tục có tin tainan; xe lơ lửng trên lan can cầu thế này – nguy hiểm qua
Tại hiện trường, xe container lật ngang khiến giao thông bị ùn tắc cục bộ, rất may không có thiệt…
End of content
No more pages to load