Một số lãnh đạo, cán bộ ở Cục An toàn thực phẩm đã thông đồng và nhận tiền của những đối tượng sản xuất thực phẩm giả.
Liên quan đến vụ án “Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, chiều 13/5, Bộ Công an đã khởi tố, lệnh khám xét với ông Nguyễn Thanh Phong – nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm và 4 cán bộ cục này.
4 cán bộ bị khởi tố gồm: Đinh Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và Đào tạo an toàn thực phẩm; Nguyễn Thị Minh Hải – Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và Đào tạo an toàn thực phẩm; Lê Thị Hiên – Chuyên viên Trung tâm Ứng dụng và Đào tạo an toàn thực phẩm và Cao Văn Trung – Phó trưởng phòng Giám sát ngộ độc, Cục ATTP.
Ông Nguyễn Thanh Phong trong phóng sự VTV tối 13/5 – Ảnh cắt từ clip
Cơ quan CSĐT làm rõ việc đối tượng cầm đầu đường dây Nguyễn Năng Mạnh (giám đốc Công ty MegaPhaco, chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dược phẩm MEDIUSA) đã thông đồng, móc ngoặc và đưa tiền “lobby” cho một số lãnh đạo, cán bộ thuộc Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế.
Cụ thể, các đối tượng sản xuất thực phẩm chức năng giả đã chi gần 3,2 tỷ đồng cho nhiều lãnh đạo, cán bộ thuộc Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế để được ghi giảm số lỗi khi thẩm định, hậu kiểm và nhằm được tạo điều kiện trong việc xin cấp phép công bố sản phẩm cho nhóm 9 công ty sản xuất, mua bán sản phẩm bảo vệ sức khoẻ.
“Khi đi hậu kiểm về như thế thì anh Cao Văn Trung đưa cho tôi một cái phong bì 50 triệu đồng, nói là doanh nghiệp cảm ơn. Như vậy là trong 4 lần đi cấp chứng nhận GMP và cấp lại cho 2 nhà máy và 1 lần hậu kiểm, anh Cao Văn Trung đưa tổng cộng cho tôi là 250 triệu đồng”, ông Nguyễn Thanh Phong – nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế nói trên phóng sự VTV24 về số tiền mà mình đã nhận từ Phó trưởng phòng Giám sát ngộ độc.
Các đối tượng (theo thứ tự từ trái qua): Nguyễn Thanh Phong; Đinh Quang Minh; Nguyễn Thị Minh Hải; Lê Thị Hiên; Cao Văn Trung – Ảnh: Bộ Công an
Trong khi đó, theo quy định, điều kiện để sản xuất thực phẩm bổ sung sức khỏe là nhà máy sản xuất phải được thẩm định, còn điều kiện để tiêu thụ sản phẩm phải được Cục An toàn thực phẩm cấp giấy phép công bố sản phẩm. Tuy nhiên, hiện các quy định để được cấp giấy chứng nhận và giấy phép vô cùng lỏng lẻo.
Còn bị can Cao Văn Trung – Phó trưởng phòng Giám sát ngộ độc, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế nói rằng: “Sai phạm đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp lợi dụng khi quy định của pháp luật còn lỏng lẻo, chưa rõ ràng đã làm cho công tác kiểm tra hậu kiểm giảm tính khách quan”.
Công an thu giữ tổng số lượng khoảng 100 tấn các loại thực phẩm chức năng giả – Ảnh: Bộ Công an
Ông Đinh Quang Minh khai, hồ sơ công bố mà đơn vị ông tiếp nhận hoàn toàn dựa vào tài liệu của doanh nghiệp cung cấp và điều này thì vẫn chưa đảm bảo tính khách quan, toàn diện.
Như vậy, dù biết rằng cơ chế, quy định pháp luật còn thiếu sót, lỏng lẻo nhưng thay vì tìm cách để quản lý chặt chẽ hơn thì một số lãnh đạo, cán bộ ở Cục An toàn thực phẩm lại thông đồng và nhận tiền của những đối tượng sản xuất thực phẩm giả.
Theo Bộ Công an, trong các hành vi vi phạm, các cán bộ của Cục An toàn thực phẩm đã có sai phạm trong việc thẩm định, hậu kiểm, cấp 4 giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) cho 2 Nhà máy (MediPhar và MediUSA); cấp 207 Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm (cấp phép) cho 207 sản phẩm thực phẩm chức năng của 09 Công ty (gồm: MediPhar, MediUSA, MegaLife, Việt Đức, MegaPharco, Việt Pháp, Liên doanh USA, PharmaCist, VitaPhar).
Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an ngày 26/4 đã khởi tố vụ án “Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.
Công an đã khởi tố, bắt tạm giam, khám xét đối với đối tượng đối tượng cầm đầu Nguyễn Năng Mạnh và 4 đồng phạm là Đỗ Mạnh Hoàng – Giám đốc Công ty MediPhar; Khúc Minh Vũ – Giám đốc Công ty Việt Đức; Phạm Thị Hường – Kế toán phụ trách 4 Công ty MediPhar, MediUSA, MegaLife, Hùng Phương; Lê Thị Toan – Thủ quỹ 6 Công ty MediPhar, MediUSA, MegaLife, Hùng Phương, MegaPhaco, Việt Đức.
Ttừ năm 2016, Nguyễn Năng Mạnh và các đối tượng đã thành lập và điều hành nhiều công ty để hợp thức hành vi sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả. Khám xét tại các kho hàng và một số cơ sở kinh doanh, Công an đã thu giữ số thực phẩm chức năng được làm giả với tổng số lượng khoảng 100 tấn.
News
Ngoài lương hưu hàng tháng, từ ngày 1/7/2025, hàng triệu người sẽ nhận được khoản tiền tăng gấp 4 lần hiện nay
Luật BHXH năm 2024 đã được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 với…
Bình giữ nhiệt có thể dùng đựng cà phê không? 7 loại đồ uống tuyệt đối không nên đựng trong bình giữ nhiệt!
Bình giữ nhiệt là vật dụng quen thuộc, nhưng không phải loại đồ uống nào cũng phù hợp để đựng…
Danh tính nam ca sĩ “nướng” 4,3 triệu USD vào s;ò;n;g b;ạ;c tại khách sạn Pullman
Theo cáo trạng, ca sĩ Nguyễn Thế Vũ đã đánh bạc 4,3 triệu USD; lần chi tiền nhiều nhất là…
Một vị trí trong doanh nghiệp nhà nước có thể được hưởng mức lương 320 triệu đồng/tháng, đó là vị trí nào?
Theo dự thảo mới của Bộ Nội vụ, chủ tịch tại doanh nghiệp vốn nhà nước có quy mô lớn,…
Biển 0m, 50m, 100m trên cao tốc có ý nghĩa gì? Cẩn thận nếu không có thể bị ph;ạt đến 12 triệu đồng và tước GPLX 5 tháng
Khi di chuyển trên cao tốc ta thường quan sát thấy những vạch kẻ hay biển báo có ghi các…
Người phụ nữ b;ò trên dây điện gặp phải vấn đề mà rất nhiều những người phunu khác đang bị mỗi ngày; không phải như CĐM đồn thổi; tội lắm
ơ quan chức năng cho biết, người phụ nữ trầm cảm sau sinh, có vấn đề về thần kinh, khi…
End of content
No more pages to load