Theo Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp của Chính phủ, từ ngày 1/7, cả nước thực hiện việc bãi bỏ đơn vị hành chính như: Thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, quận, huyện.
Để làm căn cứ pháp lý triển khai việc này, Chính phủ đã soạn thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), trình Quốc hội xem xét và thông qua tại kỳ họp thứ 9 diễn ra trong tháng 5, tháng 6.
Nếu được thông qua theo kế hoạch, Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7.
Theo dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), từ ngày luật này có hiệu lực thì các đơn vị cấp huyện (bao gồm: HĐND, các cơ quan thuộc HĐND, UBND, Chủ tịch UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND) chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.
Dự thảo luật cũng dự phòng trước trường hợp còn một số công việc chưa hoàn thành sau ngày 1/7, khi đã chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn từ cấp huyện về cấp tỉnh và cấp xã nên có quy định chuyển tiếp tại Điều 54.
Từ ngày 1/7, nếu người dân có công việc, hồ sơ thủ tục hành chính đang giải quyết dở ở huyện sẽ được chuyển xuống cấp xã xử lý tiếp. (Ảnh minh họa)
Khoản 7 Điều 54 trong dự thảo luật quy định về trường hợp các công việc, hồ sơ thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị thuộc chính quyền địa phương cấp huyện đang giải quyết cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp mà đến thời điểm ngày 1/7 vẫn chưa hoàn thành; hoặc công việc đã hoàn thành nhưng sau đó phát sinh vấn đề liên quan cần giải quyết.
Cụ thể, trong trường hợp này, dự thảo luật quy định Chủ tịch UBND cấp tỉnh phân công đơn vị thuộc chính quyền địa phương cấp xã nơi cư trú của cá nhân (hoặc nơi đặt trụ sở giao dịch của tổ chức, doanh nghiệp) đang có công việc, hồ sơ thủ tục hành chính cần giải quyết tiếp tục giải quyết.
Trong trường hợp nội dung công việc, hồ sơ thủ tục hành chính đó liên quan đến từ 2 đơn vị hành chính cấp xã (cấp xã mới hình thành sau sắp xếp) trở lên, hoặc có nội dung phức tạp thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh phân công cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính khác thuộc UBND cấp tỉnh tiếp tục giải quyết.
Dự thảo luật quy định trong quá trình chuyển tiếp khi chấm dứt hoạt động các đơn vị cấp huyện phải bảo đảm không làm gián đoạn công việc, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp.
Ngoài ra, tại Khoản 3 Điều 54, dự thảo luật cũng quy định UBND tỉnh chỉ định UBND cấp xã kế thừa các thỏa thuận quốc tế của UBND cấp huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện được ký kết trước ngày 1/7.
News
X;;ót x;a lời kể của con gái nannhan vụ lật tàu: bố về rồi, tôi sẽ đợi mẹ ở đây để đưa mẹ về nhà cùng bố
Nhận dạng được thi thể bố, chị Q. (ở Hà Nội) lặng lẽ ngồi chờ tin mẹ – người còn…
Lật tàu du lịch chở 34 hành khách ở Hà Tĩnh: sau 10 phút tất cả hành khách đều…
Tàu du lịch chở 34 người đi câu mực bị giông lốc đánh chìm trên biển Thiên Cầm, Hà Tĩnh,…
Hành khách may mắn s:ố;ng s-ót kể lại khoảnh khắc du khách yêu cầu quay thuyền về khi gió to, không nghĩ chủ tàu lại trả lời thế này…
TÀU CÓ ÁO PHAO, TUY NHIÊN CHỦ TÀU KHÔNG YÊU CẦU DU KHÁCH MẶC❗️ Sáng 20/7, nằm điều trị tại…
Tàu du lịch chở 34 người bị chìm khi đang câu mực ở Hà Tĩnh
Một tàu du lịch chở 30 du khách và 4 thuyền viên bị sóng đánh chìm khi đang câu mực…
Tận cùng của đ;;au k;;hổ: Chàng trai giải cứu 4 người trong vụ lật tàu, nhưng không thể cứ;u được người yêu: Tôi đã hô hấp nhân tạo nhưng không kịp nữa rồi
“Còn thở là còn cố cứu người” – lời nói của anh Đinh Đức Hiệp (35 tuổi, Quảng Ninh) khi…
Thợ lặn kể về 3 giờ dưới nước lục tìm từ khoang hành khách, đến nhà bếp, nhà vệ sinh v;;ớ;t nhiều thithe trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh
Ông Giông đã cùng các thợ lặn khác kiểm tra khoang hành khách, nhà bếp và nhà vệ sinh trên…
End of content
No more pages to load