Phụ cấp ưu đãi nghề cho giáo viên mầm non dự kiến tăng từ 35% lên 45-80%, nhân viên y tế, thư viện trường học lần đầu có phụ cấp này.
Nội dung nằm trong dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi cho viên chức, người lao động trong các trường công lập, vừa được Bộ GD&ĐT công bố, lấy ý kiến rộng rãi.
Bộ GD&ĐT cho rằng, giáo viên mầm non phải chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi, đòi hỏi sự tập trung cao độ để đảm bảo an toàn và thu hút sự chú ý của trẻ, thường làm việc 9-10 tiếng/ngày. Trong khi tổng thu nhập chưa tương xứng với đặc thù và mức độ phức tạp của hoạt động nghề nghiệp.
Hiện, giáo viên mầm non có thu nhập thấp nhất so với các cấp học khác. Với hệ số lương khởi điểm là 2,1, phụ cấp 35%, tổng thu nhập của giáo viên mới vào nghề khoảng 6,63 triệu đồng một tháng. Đây là lý do chính khiến tỷ lệ nghỉ việc ở cấp này cao. Từ tháng 8/2023 đến tháng 4/2024, hơn 1.600 giáo viên mầm non bỏ việc.
Dự kiến tăng phụ cấp giáo viên mầm non cao nhất 80%. (Ảnh minh hoạ: T.N)
Do đó, Bộ GD&ĐT tính toán để các giáo viên mầm non ở vùng thuận lợi được tăng phụ cấp lên 45%, còn ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn là 80%.
Cũng theo dự thảo, lần đầu tiên nhân viên trường học có phụ cấp ưu đãi nghề. Trong đó, các vị trí phục vụ, hỗ trợ như nhân viên thư viện, văn thư dự kiến được hưởng mức 15%; kế toán, nhân viên y tế nhận 20% và các chức danh chuyên ngành nhận 25%.
Hiện, nhóm này nhận lương thấp nhất trong các bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức, lại không có cơ hội thăng hạng chức danh nghệ nghiệp, nên các trường khó tuyển dụng.
Ngoài ra, Bộ đề xuất tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với giảng viên trường dự bị đại học từ 50% lên 70%, ngang với giáo viên trường dân tộc nội trú. Lý do là nhiệm vụ của hai nhóm giáo viên này là tương đồng.
Dự thảo nghị định còn có nhiều điểm mới khác so với quyết định về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo, ban hành từ năm 2005. Ví dụ, tất cả viên chức và người lao động, bao gồm cả người tập sự, thử việc và hợp đồng được hưởng chế độ, chứ không chỉ những người đã được xếp lương (vào biên chế).
Dự thảo cũng nêu chi tiết cách tính phụ cấp, các trường hợp không được hưởng phụ cấp như: nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, bị đình chỉ công tác liên tục từ một tháng trở lên…
Bộ GD&ĐT kỳ vọng, khi nghị định mới được thông qua, các địa phương sẽ có thể triển khai chính sách một cách đồng bộ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giữ chân nhân sự.
News
Lịch nghỉ hè chính thức của học sinh trên cả nước; thời gian nghỉ thế này thì bố mẹ lại đau đầu rồi
Đa số các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2024 – 2025 trước ngày 31/5 và cho học…
Nước bạn Thái Lan ghi nhận hơn 53.000 ca mắc Covid-19, Bộ Y tế khuyến cáo phòng dịch người dân không nên chủ quan
Trước làn sóng COVID-19 quay lại tại nhiều nước châu Á, trong đó Bangkok ghi nhận hơn 14.000 ca chỉ…
Thủ tướng yêu cầu khẩn cho Ngân hàng nhà nước làm ngay một việc khi giá vàng liên tục nhảy múa tăng vọt qua ngưỡng chưa từng có trong lịch sử
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu NHNN Việt Nam theo dõi sát diễn biến giá vàng thế giới và trong…
Người đàn bà làng chài và món quà 20 năm sau của ba người con trai
Tôi tên là Trúc. Dân làng chài ở Cửa Biển ai cũng quen mặt tôi – không phải vì tôi…
Giá vàng trưa nay 14/5: Thay đổi thất thường, liệu vàng có về mức 100 triệu đồng/lượng như nhiều người đang mong không?
Giá vàng thế giới gần đây diễn biến thất thường nhưng xu hướng giảm là chủ yếu do căng thẳng…
Giá xăng dầu lại chuẩn bị thay đổi sau 2 tuần giảm liên tiếp, đổ xăng nhanh lên chứ tăng mức này là cũng tốn thêm nhiều tiền đấy
Nhiều ý kiến dự báo, giá xăng dầu trong kỳ điều hành ngày mai (15/5) có thể tăng nhẹ. Theo…
End of content
No more pages to load