Về quê làm cán bộ không chuyên trách, đảm nhiệm hàng chục đầu việc lớn nhỏ, anh Vũ Văn Hoàng (33 tuổi), hụt hẫng khi biết mình sẽ không còn việc sau 1/8 và cũng không được nghỉ theo “diện 178”.
Phụ trách nhiều vẫn là “không chuyên trách”
Tốt nghiệp đại học ngành Địa chính năm 2012, anh Vũ Văn Hoàng (quê Quảng Ngãi), phải đối mặt với kỳ thi công chức cấp xã đầy cạnh tranh năm đó.
“Đợt thi đó có gần 170 người dự thi nhưng chỉ tuyển hơn 20 người, và tôi không nằm trong số đó. Thực sự mức độ cạnh tranh rất gay gắt. Vì muốn làm đúng chuyên môn và được ở gần nhà chăm sóc bố mẹ già yếu, tôi chấp nhận làm cán bộ không chuyên trách”, anh Hoàng nhớ lại.
Sau gần 9 năm công tác, anh Hoàng đi từ mức lương khởi điểm chỉ 1,5 triệu đồng/tháng, đến thời điểm hiện tại là 5,4 triệu đồng/tháng.
“Nếu trừ đi các khoản bảo hiểm, khoản thực nhận của tôi chỉ còn 4,8 triệu đồng. Ở quê làm nông, cơm gạo tự lo được nên nếu tằn tiện cũng đủ sống. Mỗi tháng tôi có thể tiết kiệm được từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng”, anh Hoàng kể.
Với chức danh cán bộ Xây dựng – Đô thị – Môi trường – Thương mại – Dịch vụ – Tiểu thủ công nghiệp, anh Hoàng cho biết khối lượng công việc hàng ngày rất lớn, không thua kém gì công chức chính thức, thậm chí có khi còn vất vả hơn.
“Có những thời điểm chạy đua để về đích nông thôn mới, tôi không chỉ phải làm việc muộn mà còn phải nhờ thêm người hỗ trợ. Vào những giai đoạn đó, ngày nào cũng 21-22h tôi mới về đến nhà. Chức danh dài nên việc gì cũng đến tay”, anh thở dài.
Khi nhận được quyết định về việc dừng hoạt động của cán bộ không chuyên trách cấp xã, anh Hoàng hụt hẫng vì những cán bộ như anh không được hưởng mức hỗ trợ theo Nghị định 178.
“Tôi suy nghĩ lắm, chúng tôi đã cống hiến nhiều năm, nhưng cơ chế dành cho chúng tôi còn rất hạn chế, kèm theo cụm từ “kết thúc hoạt động”, anh Hoàng bộc bạch.
Đứng trước nguy cơ mất việc khi ngoài 30 tuổi, anh Hoàng không khỏi băn khoăn về tương lai phía trước, bởi để tìm được một công việc trong môi trường tư nhân thời điểm này không dễ dàng.
“Tôi vẫn hy vọng những cán bộ không chuyên trách như chúng tôi được tiếp tục làm việc, tiếp tục cống hiến với tư cách lao động hợp đồng. Vì ở tầm tuổi 35-45 thật sự không dễ tìm việc ở các doanh nghiệp. Còn nếu bộ máy mới không còn cần những người như chúng tôi, tôi hy vọng vẫn có cơ chế hỗ trợ để chúng tôi có thể tìm việc mới”, anh Hoàng trăn trở.
Từ chuyên trách thành không chuyên trách khi sáp nhập xã
Một ngày gần cuối tháng 4, ông Nguyễn Bá Lương, 53 tuổi, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) xã Dương Hà, huyện Gia Lâm, Hà Nội và 9 cán bộ khác đăng ký lên Bộ Nội vụ để gặp lãnh đạo trong buổi tiếp công dân định kỳ. Nhóm ông Lương phản ánh, cán bộ cống hiến hàng chục năm như ông sẽ phải kết thúc công việc từ tháng 8 tới đây.
“Ở Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, chỉ có chủ tịch mới được gọi là cán bộ chuyên trách, còn từ cấp phó như tôi trở xuống đều là không chuyên trách. Sáp nhập xã, phường lần này, chúng tôi không được hưởng chế độ, chính sách như những cán bộ, công chức khác”, ông Lương giãi bày.
Ông Lương từng là Phó trưởng Công an xã từ năm 2005 đến 2012. Từ 2012 đến 2014, ông thi đỗ công chức và làm Thanh tra xây dựng, sau đó được quy hoạch về làm Chủ tịch UBMTTQ xã.
Tuy nhiên, đứng trước việc sáp nhập xã, phường, vị trí quy hoạch với ông Lương không còn. Rơi vào diện tinh giản, kết thúc hoạt động lúc này, ông cũng không thể nghỉ theo diện quy định của Nghị định 178.
Nếu nghỉ việc theo diện cán bộ không chuyên trách, dự kiến ông Nguyễn Bá Lương nhận được khoảng 40-50 triệu đồng chế độ, thấp hơn nhiều so với khoản trợ cấp một lần 600-700 triệu đồng nếu được nghỉ theo diện Nghị định 178/2024 và Nghị định 67/2025.
“Tôi và tất cả cán bộ ở đây đều rất ủng hộ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước nói chung, đề án sáp nhập cấp xã nói riêng nên vẫn vui vẻ làm việc cho đến khi có quyết định sắp xếp. Song tôi nghĩ nhóm lao động như chúng tôi đang hơi thiệt thòi so với các cán bộ, công chức khác.
Cũng tâm tư lắm chúng tôi mới cùng lên Bộ Nội vụ để thể hiện nguyện vọng. Rất may là các ý kiến, phản ánh đều được lắng nghe, ghi nhận”, ông Lương trăn trở.
Tương tự trường hợp này, chị Nguyễn Thị Lan, 34 tuổi, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Đình Xuyên (huyện Gia Lâm, Hà Nội) nói đã dành hết tuổi trẻ cho công tác đoàn thanh niên và phụ nữ. Khi nhận tin dừng hoạt động, chị bối rối, loay hoay không biết nên đi hướng nào tiếp theo.
“Nói là cán bộ không chuyên trách nhưng khối lượng công việc của chúng tôi rất nhiều. Thời gian hành chính trong tuần đã đành, cuối tuần chúng tôi còn phải kêu gọi chị em đi vệ sinh ngõ xóm, rồi đến sự kiện lại phải tập văn nghệ. Công việc cứ xoay vòng như thế cả năm.
Đây gần như là công việc toàn thời gian của tôi, để có mức thu nhập chỉ hơn 5 triệu đồng/tháng. Nếu không vì đam mê, không làm việc chăm chỉ và hiệu quả thì không có được kết quả năm nào hội phụ nữ xã cũng đạt thành tích tốt, được nhận bằng khen của thành phố”, chị Lan băn khoăn.
Chị Lan cho biết, chị và nhiều cán bộ không chuyên trách trẻ tuổi vẫn đủ năng lực và mong muốn tiếp tục cống hiến, không nên để lãng phí. “Mong muốn lớn nhất của chúng tôi là được tiếp tục làm việc, dù thu nhập có được tăng thêm hay không”, chị Lan nêu nguyện vọng.
Nghiên cứu hỗ trợ thêm cho cán bộ không chuyên trách
Trong bối cảnh thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo Kết luận 137 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhiều cán bộ không chuyên trách sẽ phải nghỉ việc từ ngày 1/8/2025.
Trước thực tế này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Bộ đang tham mưu để có thêm chính sách hỗ trợ cán bộ không chuyên trách nghỉ việc khi sắp xếp bộ máy, theo tinh thần chỉ đạo chung của cấp có thẩm quyền.
Thực tế, Bộ Nội vụ đã ban hành Công văn 1497/BNV-TCBC ngày 18/4/2025, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính. Các địa phương cần gửi ý kiến về Bộ Nội vụ trước ngày 20/4/2025 để tổng hợp, trình Chính phủ xem xét và quyết định.
Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 17/4 vừa qua, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cũng thông tin về việc Bộ Nội vụ đang tham mưu để Chính phủ xây dựng thêm chế độ chính sách đối với số cán bộ không chuyên trách thuộc diện phải nghỉ việc.
Như vậy, việc nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ thêm cho cán bộ không chuyên trách cấp xã nghỉ việc đang được Bộ Nội vụ tích cực thực hiện, nhằm đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng bị ảnh hưởng trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính.
Theo Công văn của Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, dự kiến kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay kể từ ngày 1/8.
Bên cạnh đó, Chính phủ giao chính quyền địa phương xem xét, có thể sắp xếp, bố trí người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố và thực hiện chế độ, chính sách đối với các trường hợp không bố trí công tác theo quy định.
News
Giá vàng sáng nay 25/4: chớp mắt lại tăng tiền triệu, ôm vàng đu đỉnh bây giờ không biết nên làm gì
Chốt phiên giao dịch ngày 24/04, giá vàng trong nước tăng mạng, vượt mốc 121 triệu đồng. Cụ thể, giá…
Giá vàng tối nay 24/4: Xoay người ôm vàng như chong chóng, giá cả thế này nên mua hay bán đây?
Sau khi hạ giá mua vàng 5,5 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào ngày hôm qua, tới sáng nay, các…
Giá xăng ngay lúc này, vừa giảm đã đồng loạt tăng mạnh trở lại tiến sát 20.000 đồng/lít rồi bà con ơi.
Từ 15h hôm nay 24/4, giá các mặt hàng xăng dầu bán lẻ đồng loạt tăng trở lại sau 2…
Mới bắt đầu vào hè Thủ tướng đã có chỉ đạo thế này với ngành điện thì người dân cứ yên tâm mà mát mẻ qua những ngày nóng bức rồi
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành, doanh nghiệp điện triển khai quyết…
Chia buồn với khối Công đoàn Viên chức khi chính thức dừng hoạt động trong đơn vị dùng ngân sách nhà nước vào từ ngày 30/
Công đoàn sẽ tổ chức 3 cấp là Trung ương, tỉnh và cấp cơ sở. Cùng với đó, khối Công…
Chỉ 2 ngày nữa thôi, hơn 600 ngàn người sẽ nhận được một khoản tiền cấp tốc, quá mừng luôn
Liên quan đến kỳ chi trả lương hưu, trợ cấp của tháng 5, Bảo hiểm xã hội khu vực I…
End of content
No more pages to load