Hà Nội định hướng đặt trụ sở tại trung tâm của một xã, phường để thuận lợi cho người dân đến giao dịch, nếu trụ sở đó quá bé thì các khối sẽ có trụ sở riêng.
Ngày 28/4, Thành ủy Hà Nội sẽ họp cho ý kiến về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố và ngày 29/4, HĐND thành phố sẽ cho ý kiến về nghị quyết này.
Nhân dân đồng thuận tên gọi xã, phường mới với tỷ lệ cao
Trao đổi với báo chí, ông Trần Đình Cảnh, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội, cho biết việc tổ chức lại mô hình đơn vị hành chính cấp xã, phường để đáp ứng yêu cầu chính quyền cơ sở phải gần dân, phục vụ tốt nhất nhân dân, đồng thời mở ra động lực, không gian phát triển mới.
Theo ông Cảnh, các quận, huyện của Hà Nội đã hoàn thành việc lấy ý kiến nhân dân về phương án sắp xếp, cũng như tên gọi xã, phường mới với tỷ lệ thống nhất rất cao. Trong đó, đơn vị thấp nhất đạt đồng thuận 92%, có 38 xã đạt tỷ lệ 100%.
“Điều đó cho thấy nhân dân rất đồng tình với phương án và cách sắp xếp đơn vị hành chính của thành phố”, ông Cảnh nói.
Về tên gọi xã, phường mới, ông Cảnh cho hay với những phản ánh, kiến nghị của nhân dân, được cơ quan chức năng kịp thời tiếp nhận, đề xuất lãnh đạo thành phố điều chỉnh tên gọi cho phù hợp.
Do lịch sử để lại, nhiều phường, tổ dân phố, khu dân cư trong nội thành Hà Nội có diện tích chồng lấn. Ví dụ, một khu đô thị có đến 3-4 phường quản lý hoặc một phường, tổ dân phố nhưng lại nằm xen kẽ giữa nhiều tuyến đường, chia cắt bởi các dòng sông, nên không thuận lợi cho nhân dân, cán bộ, công chức khi thực thi nhiệm vụ.
Do vậy, ông Cảnh cho biết khi tham mưu, Sở Nội vụ đề xuất phương án với các phường thì lấy địa giới hành chính theo tuyến đường, dòng sông và hồ. Với cách làm đó, khi có địa giới hành chính mới sẽ tạo thuận lợi cho nhân dân trong hoạt động học tập, giao dịch, công tác và thuận lợi trong quản lý Nhà nước…
Với chính quyền cấp xã, theo ông Cảnh, cơ quan xây dựng đề án đề xuất giữ nguyên địa giới hành chính hiện có vì địa giới hành chính phải phù hợp với văn hóa làng, xã, dòng họ và đồng ruộng canh tác của nhân dân.
“Với diện tích chồng lấn, lần này chúng tôi kiên quyết cắt bỏ, dồn về một xã”, Giám đốc Sở Nội vụ nói.
Theo ông Cảnh, điều trăn trở lớn nhất chính là tâm lý và sự tiếp cận của người dân khi có sự thay đổi đơn vị hành chính. Thực tế cho thấy, không ít người dân còn băn khoăn, lo lắng như việc con cái sẽ học ở đâu, chăm sóc y tế sẽ được thực hiện thế nào và đặc biệt là liệu việc giải quyết thủ tục hành chính có thuận tiện hơn không khi địa bàn hành chính mới rộng hơn…
“Đây là những điều rất xác đáng và chúng tôi đang tiếp thu nghiêm túc để có những điều chỉnh, sắp xếp hợp lý, đảm bảo sự thuận lợi tối đa cho người dân trong quá trình chuyển đổi”, Giám đốc Sở Nội vụ khẳng định.
Ông cũng cho hay cơ quan chuyên môn đang chờ hướng dẫn của Bộ Công an, Bộ Tư pháp. Khi có hướng dẫn cụ thể của các bộ, thì các sở, ngành của thành phố sẽ tham mưu, ban hành văn bản cụ thể.
Trụ sở đặt ở trung tâm xã, phường
Về định hướng sắp xếp trụ sở các quận, huyện và xã phường, Giám đốc Sở Nội vụ cho biết trong định hướng của thành phố, có thể bố trí trụ sở quận, huyện thành nơi làm việc của cấp xã, phường mới nhưng phải phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy, số biên chế.
Nếu trụ sở đó lớn quá thì sẽ sắp xếp thành nơi làm việc của một đơn vị xứng tầm, theo ông Cảnh.
Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội cho hay, thành phố cũng định hướng đặt trụ sở tại trung tâm của một xã, phường để thuận lợi cho người dân đến giao dịch. Trường hợp trụ sở đó quá bé thì khối chính quyền có trụ sở riêng, tổ chức Đảng và đoàn thể có trụ sở riêng.
Sau khi hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính, ông Cảnh khẳng định thành phố sẽ quy hoạch lại đơn vị hành chính cấp xã, phường cho phù hợp với từng địa phương.
Bên cạnh đó, ông Cảnh cho biết thành phố đã lập tổ công tác do Chủ tịch UBND TP Hà Nội làm tổ trưởng để thực hiện nội dung sử dụng trụ sở dôi dư làm trường học, điểm sinh hoạt cộng đồng…
Các sở, ngành liên quan của Hà Nội cũng đang xây dựng đề án liên quan đến việc sắp xếp trụ sở cơ quan Nhà nước như Sở Tài chính xây dựng đề án sắp xếp trụ sở, Sở Xây dựng xây dựng phương án quy hoạch lại đơn vị hành chính, Sở Y tế xây dựng đề án tổ chức các trạm y tế như thế nào cho hợp lý…
Về cơ cấu các phòng chuyên môn cấp xã, ông Cảnh cho biết dự kiến UBND cấp xã sẽ có 4 phòng gồm Văn phòng HĐND – UBND, Phòng Kinh tế hạ tầng đô thị, Phòng Văn hóa – Xã hội, Trung tâm phục vụ hành chính công.
Do khối lượng công việc nhiều, tính chất công việc khó, nên mô hình tổ chức cấp phòng ở Hà Nội có thể có những điểm khác so với đơn vị hành chính ít áp lực công việc hơn. Trước mắt, Hà Nội định hướng như vậy, còn nội dung cụ thể phải chờ Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi và nghị định của Chính phủ, theo ông Cảnh.
Bên cạnh đó, Giám đốc Sở Nội vụ cho biết trong phương án sắp xếp cán bộ cấp xã, phường, thành phố không dàn đều. Những đơn vị hành chính lớn, khối lượng công việc nhiều thì chắc chắn được bố trí số lượng cán bộ, công chức nhiều hơn so với đơn vị ít nhiệm vụ.
News
Lưu ý ngay: 12 trường hợp BHYT không chi trả từ 1/7/2025 – Ai cũng cần nắm rõ
Theo đó, từ ngày 1/7/2025, có 12 trường hợp không được BHYT chi trả dù đi đúng tuyến. 12 trường…
Giá vàng tối nay 28/4: Thôi không xong rồi, cả vàng nhẫn vàng miếng đều ph;ản b;ội nhà đầu tư thế này thì hỏng
Giá vàng hôm nay chiều 27/4 ghi nhận sự sụt giảm mạnh ở cả vàng miếng và vàng nhẫn tại…
9 cập nhật mới trên VNeID khiến dân mạng xôn xao – Người không nắm rõ sẽ chịu thiệt thòi nặng
Dưới đây là những thay đổi mới nhất trên VNeID, người dân cần chú ý. Ứng dụng VNeID là gì?…
Sau kỳ nghỉ lễ: Quy định mới “áp thẳng” vào người đi xe máy – Triệu người lo sốt vó rồi
Luật Trật tự và an toàn giao thông đường bộ, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, đã quy định việc…
Số phận của cán bộ xã khi xóa bỏ biên chế suốt đời, thế này thì cứ yên tâm công tác chứ cần gì phải sốt vó lên
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi bỏ quy định thi nâng ngạch, thay bằng việc bổ nhiệm…
Bất ngờ với số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau khi sáp nhập, giảm đến 70% so với số lượng ban đầu
Theo ước tính ban đầu của Bộ Nội vụ, sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, toàn…
End of content
No more pages to load