UBND tỉnh quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Nghị định 128 của Chính phủ quy định về phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước lĩnh vực nội vụ có hiệu lực từ ngày 1/7, quy định nhiều điểm mới trong quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Trong đó, thay đổi đáng chú ý là trao toàn bộ thẩm quyền quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho UBND cấp tỉnh quy định chi tiết tại Điều 10 và 11 Nghị định 128 thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào các cơ quan trung ương như trước đây.
Từ 1/7, hàng loạt thủ tục hành chính mới liên quan lĩnh vực xuất khẩu lao động có hiệu lực theo hướng phân cấp, phân quyền. Ảnh: Phan Thiên.
Cụ thể, UBND tỉnh nhận và ban hành văn bản chấp thuận chuẩn bị nguồn lao động cho doanh nghiệp dịch vụ; trả lời các báo cáo về trúng thầu, đầu tư ra nước ngoài; nhận và trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp thực hiện đăng ký đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài có thời gian từ 90 ngày trở lên.
Ban hành văn bản chấp thuận đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài; xác nhận danh sách người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài; Xử lý ký quỹ đào tạo;…
Trước đây, các thủ tục này thuộc về Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ Nội vụ (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trước đây).
Lần đầu tiên UBND cấp xã được xác nhận lao động đi làm việc ở nước ngoài
Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 128, UBND cấp xã nơi thường trú của người lao động có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản việc đăng ký hợp đồng lao động của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Trình tự, thủ tục được quy định rõ tại mục 3 phụ lục II kèm theo Nghị định: Người lao động nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng lao động; UBND cấp xã xác nhận trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đồng thời, báo cáo UBND cấp tỉnh và Bộ Nội vụ; trường hợp không xác nhận phải nêu rõ lý do.
Như vậy, so với trước đây, theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định 112/2021/NĐ-CP, nhiệm vụ này do các cơ quan cấp tỉnh hoặc trung ương thực hiện.
Được biết, Bộ Nội vụ mới đây cũng có quyết định về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành và bị bãi bỏ lĩnh vực quản lý lao động ngoài nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ.
Đáng chú ý, theo quyết định này, Bộ Nội vụ chỉ thực hiện duy nhất thủ tục hành chính nhận lại tiền ký quỹ của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong khi đó, các thủ tục hành chính khác do UBND cấp tỉnh và UBND cấp xã thực hiện…
News
Giá vàng tối nay 1/7: Bước nhảy alpha của vàng biến thị trường thành chốn tiên cảnh đúng khoảnh khắc lịch sử
Giá vàng trong nước mở đầu tháng 7 bằng cú bật mạnh mẽ. Vàng miếng vọt lên đỉnh mới, còn…
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lại dùng Vinfast chơi lớn ở thị trường lớn thứ 3 thế giới
Ngày 30/6/2025, VinFast đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với myTVS – một trong những nhà cung cấp dịch…
Thay đổi chưa từng có từ 1/7: Cả nước chỉ còn 10 tỉnh có 1 ký hiệu biển số xe
Từ ngày 1.7, cả nước chỉ còn 10 tỉnh có 1 ký hiệu biển số xe. Các tỉnh còn lại đều…
Dầu gió bao gia đình khắp cả nước vẫn dùng đều làm từ tạp chất kinhkhung thế này
Ngày 1/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Võ…
Lý do khiến Miliket sẵn sàng vứt bỏ tâm huyết gần nửa thế kỷ? Tạm biệt ‘2 con tôm’ huyền thoại trong nồi lẩu mọi nhà
CTCP Lương thực Thực phẩm Colusa – Miliket (mã CK: CMN) doanh nghiệp gắn liền với thương hiệu mì gói…
Giá vàng trưa 1/7: Ngày lịch sử của đất nước, vàng cũng lịch sử
Giá vàng miếng SJC giao dịch sáng nay, 1-7, bất ngờ tăng hơn 1 triệu đồng – vượt qua mốc…
End of content
No more pages to load