Đá viên “sạch” từ các xưởng sản xuất có quy trình đầy nghi vấn đang len lỏi vào các chuỗi cà phê sang trọng giữa Thủ đô.

Hé lộ từ chủ xưởng sản xuất đá viên cung cấp cho chuỗi cà phê có tiếng ở Hà NộiHé lộ từ chủ xưởng sản xuất đá viên cung cấp cho chuỗi cà phê có tiếng ở Hà Nội: Ảnh: Nhóm PV
Từ xưởng đá thủ công đến ly nước lạnh ở quán cà phê sang chảnh nhất nhì Hà Nội

Giữa những ngày hè oi bức, đá viên trở thành một phần không thể thiếu trong các ly nước mát lạnh ở các quán cà phê, nhà hàng và hàng quán vỉa hè.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng, phía sau những viên đá tưởng chừng trong suốt ấy là một quy trình vận hành thủ công, nguồn nước giếng khoan, thiết bị gỉ sét và quy trình sản xuất tiềm ẩn nhiều nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Những viên đá mang mác là “sạch” này được ông Hoàn (tên nhân vật đã thay đổi) – chủ cơ sở sản xuất đá viên tại ngõ 376 đường Bưởi (quận Ba Đình, Hà Nội) phân phối tới các quán cà phê sang chảnh.
Người đàn ông tên H - chủ cơ sở sản xuất đá viên tại ngõ 376 đường Bưởi trong cuộc trao đổi với PV. Ảnh: NHÓM PVNgười đàn ông tên Hoàn – chủ cơ sở sản xuất đá viên tại ngõ 376 đường Bưởi trong cuộc trao đổi với PV. Ảnh: Nhóm PV
Ông Hoàn tự tin giới thiệu cho phóng viên về tệp khách hàng là những quán cà phê nổi tiếng, đông khách ở Hà Nội: “Lasimi mỗi tháng nhập đá bên mình hết 10 triệu đồng”. Đây là một thương hiệu đồ uống được giới trẻ ưa chuộng trong suốt thời gian qua.

Ngoài ra, chủ cơ sở sản xuất đá lạnh tại ngõ 376 đường Bưởi cũng khẳng định đang cung cấp đá lạnh cho chuỗi cà phê Laika tại các cơ sở như Giảng Võ, Trích Sài, Thanh Niên và hàng loạt địa chỉ các quán cà phê, đồ uống khác như ở phố Trần Huy Liệu, Đào Tấn, Ngọc Khánh hay tiệm Trà Mai Khôi, đều là những địa điểm không hề xa lạ với giới trẻ Thủ đô.


Hệ thống nhà xưởng ẩm thấp, chật chội và kém vệ sinh, nơi H và các nhân viên sản xuất đá viên. Ảnh: NHÓM PVHệ thống nhà xưởng ẩm thấp, chật chội và kém vệ sinh. Ảnh: Nhóm PV
Lần theo những địa chỉ mà chủ xưởng đá tiết lộ, phóng viên có mặt tại các cơ sở của chuỗi cà phê Laika tại 151 Trích Sài (Tây Hồ) và C4 Giảng Võ, khu tập thể Giảng Võ (Ba Đình), hỏi về nguồn cung cấp đá cho cửa hàng cà phê này.

“Nhà em lâu nay vẫn nhập đá của xưởng ở đường Bưởi, để em mở tủ đá cho chị xem”, nhân viên tại Laika 151 Trích Sài (Tây Hồ, Hà Nội) vừa mở tủ đá của cửa hàng vừa nói.

Đá viên của ICE COOL 88 - tên thương hiệu cơ sở sản xuất đá viên của ông Hoàn tại ngõ 376 đường Bưởi được phóng viên ghi nhận tại Laika cafe ở 151 Trích Sài (Tây Hồ, Hà Nội). Ảnh: Nhóm PV Đá viên của ICE COOL 88 – tên thương hiệu cơ sở sản xuất đá viên của ông Hoàn tại ngõ 376 đường Bưởi được phóng viên ghi nhận tại Laika cafe ở 151 Trích Sài (Tây Hồ, Hà Nội). Ảnh: Nhóm PV
“Nhà em nhiều năm nay luôn lấy đá ở đây, đây là số điện thoại của cơ sở bán đá cho quán cà phê rất lâu rồi”, nhân viên tại Laika cafe C4 Giảng Võ, khu tập thể Giảng Võ (Ba Đình) cho biết.
Đá viên của ICE COOL 88 được phóng viên ghi nhận tại cửa hàng thuộc thương hiệu Laika cafe ở địa chỉ C4 Giảng Võ, khu tập thể Giảng Võ (Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: Nhóm PVĐá viên của ICE COOL 88 được phóng viên ghi nhận tại cửa hàng thuộc thương hiệu Laika cafe ở địa chỉ C4 Giảng Võ, khu tập thể Giảng Võ (Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: Nhóm PV
Tiếp tục tìm đến hệ thống bán đồ uống có tên tiệm trà Mai Khôi ở 43 Đào Tấn (Ba Đình)… Tại đây, tất cả đá sạch đều được nhập từ cơ sở sản xuất đá sạch Lương Trần Hà tại số 19, ngõ 376 đường Bưởi (Ba Đình, Hà Nội) của ông Hoàn.

“Cửa hàng mình mua tại đây vì gần, lúc nào cần thì họ sẽ ship (vận chuyển) sang cho, nếu lấy nhiều thì đi bằng xe su cóc mà lấy ít thì họ chở xe máy”, nhân viên tiệm trà Mai Khôi ở 43 Đào Tấn cho hay.
Đá viên của ICE COOL 88 được phóng viên ghi nhận tại tiệm trà Mai Khôi ở 43 Đào Tấn (Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: NHÓM PVĐá viên của ICE COOL 88 được phóng viên ghi nhận tại tiệm trà Mai Khôi ở 43 Đào Tấn (Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: NHÓM PV
Như vậy, tất cả thông tin mà ông Hoàn giới thiệu là chủ của thương hiệu đá Ice Cool 88 tại ngõ 376 đường Bưởi nói về các cơ sở mà đơn vị này đang phân phối đá viên là chính xác. Điều này đồng nghĩa, hàng nghìn cốc cà phê, trà sữa hay đồ uống mát lạnh được phục vụ mỗi ngày tại các hệ thống đồ uống nổi tiếng kể trên đều đang sử dụng loại đá viên được sản xuất từ một nơi ẩm thấp, vận hành bởi hệ thống máy móc cũ kỹ và quy trình thủ công, thiếu kiểm soát.

Nhiều chiêu bán đá sạch “né” nộp thuế

Tiếp tục ghi nhận về thị trường sản xuất đá lạnh tại Hà Nội, cái tên Đá sạch Tân Việt (ở quận Cầu Giấy) đã không còn xa lạ. Đơn vị này cung cấp đá cho hàng loạt quán ăn, nhà hàng, và quán cà phê trên địa bàn.

Chỉ cần quan sát trên đường, không khó để bắt gặp những chiếc xe “Su cóc” giao hàng của Tân Việt dán logo tên công ty chạy ngược xuôi trên phố từ sáng đến tối, chứng minh sự phủ sóng mạnh mẽ của thương hiệu này.

Từ một mối giao đá, phóng viên lần theo địa chỉ tìm đến kho xưởng của Tân Việt nằm sâu trong ngõ 24 đường Hoàng Quốc Việt.

Nơi đây tập trung nhiều kho xưởng lợp mái tôn với đủ ngành nghề, và xưởng của Công ty CP Phát triển và Đầu tư Tân Việt là một trong những cơ sở có quy mô lớn nhất.
Nhà xưởng quy mô của Công ty CP Phát triển và Đầu tư Tân Việt, nhưng nhân viên không trang bị bảo hộ để đảm bảo an toàn vệ sinh khi sản xuất đá viên. Ảnh: NHÓM PVNhà xưởng quy mô của Công ty CP Phát triển và Đầu tư Tân Việt, nhưng nhân viên không trang bị bảo hộ để đảm bảo an toàn vệ sinh khi sản xuất đá viên. Ảnh: Nhóm PV
Một nhân viên Công ty CP Phát triển và Đầu tư Tân Việt cho biết, giá bán sỉ hiện tại là 7.000 đồng/túi, nhưng nếu khách lấy số lượng lớn có thể hạ xuống 6.000 đồng/túi.

Đáng chú ý, nếu khách không muốn có hóa đơn, có thể thanh toán trực tiếp cho nhân viên giao hàng để tránh việc phải đóng thuế.
Nhân viên tiếp khách của Công ty CP Phát triển và Đầu tư Tân Việt trong cuộc trao đổi với PV. Ảnh: NHÓM PVNhân viên tiếp khách của Công ty CP Phát triển và Đầu tư Tân Việt trong cuộc trao đổi với PV. Ảnh: NHÓM PV
Nhận thấy nhóm phóng viên là khách hàng tiềm năng, nam nhân viên này nhanh chóng kết nối với Giám đốc công ty.

Trong buổi trao đổi, ông Nam (tên nhân vật đã thay đổi) chia sẻ, muốn mở xưởng sản xuất đá lạnh cần ít nhất 3 nguồn nước chính, bao gồm nước máy, nước mưa (tích lũy) và nước giếng khoan (dùng để bổ trợ trong quá trình sản xuất, trong trường hợp các nguồn nước khác bị thiếu). Trong đó, nước giếng khoan là loại nước rẻ được nhiều cơ sở lựa chọn nhưng lại yêu cầu một hệ thống lọc cần bảo trì thường xuyên.

“Việc sử dụng nước giếng để làm đá lạnh đòi hỏi phải lắp đặt nhiều hệ thống lọc, khiến chi phí đầu tư ban đầu cao hơn. Tuy nhiên, sau một thời gian vận hành, hệ thống sẽ hoạt động ổn định, nhưng vẫn phát sinh chi phí và công sức bảo dưỡng như thay thế các phụ kiện lọc, thường định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/lần. Thậm chí, với những hệ thống lọc kém chất lượng hoặc khi nguồn nước giếng có chất lượng thấp, bộ lọc có thể phải thay mới chỉ sau 1 tháng sử dụng”, ông Nam tư vấn.
Ông V.Đ.N, Giám đốc Công ty CP Phát triển và Đầu tư Tân Việt dẫn nhóm PV đi xem hệ thống làm đá viên của đơn vị. Ảnh: NHÓM PVGiám đốc Công ty CP Phát triển và Đầu tư Tân Việt dẫn nhóm PV đi xem hệ thống làm đá viên của đơn vị. Ảnh: NHÓM PV
Chuẩn chỉnh trước ống kính, cẩu thả sau hậu trường

Theo ông Nam, trước thời điểm gặp nhóm phóng viên một ngày, Tân Việt nhận được thông báo sẽ có đoàn truyền hình đến ghi hình quy trình sản xuất đá lạnh. “Chúng tôi đã chuẩn bị kỹ mọi thứ để đảm bảo hình ảnh lên sóng đều đúng quy chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm”, ông Nam nói.

Thực tế đúng như vậy. Trong đoạn phóng sự phát sóng mà ông Nam bật cho phóng viên xem ( ngày 31.05.2025), cơ sở Tân Việt hiện lên với hình ảnh chuyên nghiệp như việc: nước lấy từ nước máy nguồn của thành phố, dây chuyền khép kín, công nhân mặc đồ bảo hộ và kho lạnh lưu trữ đá không quá hai ngày.

Tuy nhiên, trong cuộc trò chuyện với phóng viên, trả lời về câu hỏi vì sao đội ngũ nhân viên tại đây không trang bị các đồ bảo hộ cần thiết để đảm bảo vệ sinh, chính ông Nam lại thừa nhận rằng: “Trang thiết bị bảo hộ thì có đủ cả, nhưng nhân viên nhiều khi không mặc vì lười. Găng tay không đeo vì tay ướt hay đang hút thuốc. Làm sao đảm bảo hết được”.

Nhân viên của Công ty CP Phát triển và Đầu tư Tân Việt phớt lờ mọi quy trình về an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất và đóng gói đá viên. Ảnh: NHÓM PVNhân viên của Công ty CP Phát triển và Đầu tư Tân Việt phớt lờ mọi quy trình về an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất và đóng gói đá viên. Ảnh: Nhóm PV
Lời thú nhận ấy bóc trần một thực tế nhức nhối về việc sản xuất đá viên. Đó là thiếu giám sát, với quy trình sản xuất không tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, dù cơ sở có danh tiếng hay quy mô lớn.

Cũng theo ông Nam, nếu làm chuỗi thương hiệu về đồ uống, mỗi tháng nhập khoảng 10 – 20 triệu đồng tiền đá thì nên trích thêm 2 – 3 triệu đồng/tháng để tạo mối quan hệ, sẽ thuận lợi hơn trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Bằng quy trình sản xuất đá từ nước ngầm, tranh thủ ban đêm để sản xuất điện giá thấp và lách luật trốn thuế, mỗi ngày hàng vạn tấn đá đang được bán ra thị trường với doanh thu một vốn nhiều lời của các đơn vị sản xuất, bất chấp nhiều nguy cơ với sức khỏe người tiêu dùng.