Sáng nay (8.7), truyền thông Trung Quốc đưa tin mạng xã hội sốc trước vụ việc một người đàn ông 38 tuổi, ở Nam Kinh giả gái, tự xưng là “Hồng tỷ” để trò chuyện với hàng nghìn nam thanh niên.

Sau khi dụ dỗ họ đến căn hộ riêng, người này bí mật quay clip và đăng tải lên nền tảng thu phí để kiếm lợi nhuận.

Đến nay, nghi phạm đã bị bắt và vụ việc đang được điều tra mở rộng.
Danh tính của người đàn ông giả gái, lừa tình hàng loạt nam thanh niên ở Nam Kinh gây sốc. Ảnh: SohuDanh tính của người đàn ông giả gái, lừa tình hàng loạt nam thanh niên ở Nam Kinh gây sốc. Ảnh: Sohu/Xinhua
Đáng chú ý, những đoạn video bị phát tán có thời lượng từ vài phút đến hơn mười phút quay rõ gương mặt của những nam thanh niên và hành vi quan hệ của họ với “Hồng tỷ”.

Tưởng như khi sự việc vỡ lở, những người từng xuất hiện trong các đoạn video của “Hồng tỷ” sẽ tìm mọi cách để che giấu danh tính, xóa tài khoản hay lên tiếng phủ nhận, một nam TikToker (nền tảng nội địa là Douyin) lại chọn chủ động công khai bản thân là “một trong những người từng liên quan đến vụ việc Hồng tỷ Nam Kinh”.

Theo đề tài thảo luận trên Weibo, nam TikToker không né tránh hay úp mở, người này thậm chí đặt tiêu đề cho buổi livestream: “Người tham gia vụ việc Hồng tỷ Nam Kinh”, xác nhận bản thân là nhân vật chính trong câu chuyện đang khiến mạng xã hội dậy sóng.
Nam TikToker tự công khai danh tính là nạn nhân trong vụ người đàn ông giả gái ở Nam Kinh. Ảnh: DouyinNam TikToker tự công khai danh tính là nạn nhân trong vụ người đàn ông giả gái ở Nam Kinh. Ảnh: Cắt từ video
Từ một nạn nhân, nam TikToker chủ động biến sự xấu hổ thành “chất liệu giải trí” và livestream kiếm lượt xem.

Ảnh chụp màn hình cho thấy buổi phát sóng nhanh chóng thu hút hàng chục nghìn lượt xem, kèm theo hàng loạt bình luận trái chiều.

Trong phần bình luận của Weibo, phần lớn chỉ trích gay gắt: “Loại danh tiếng này mà cũng sử dụng được, đúng là tầm thường”, “Kiếm sự chú ý của vụ Hồng tỷ rồi lại đi báo công an, hãnh diện ghê”, “Đây chính là định nghĩa của ‘tư duy ngược’ thời mạng xã hội”…

Việc một người từng dính líu đến một vụ việc gây rúng động đạo đức lại chủ động livestream để “kể chuyện” và thu hút sự chú ý không còn là điều hiếm trong kỷ nguyên TikTok (Douyin), YouTube Shorts… lên ngôi.

Khi sự xấu hổ bị biến thành nội dung tiêu khiển, ranh giới giữa cá nhân và công chúng, giữa danh dự và lợi ích, cũng dần bị xóa nhòa.