Trong những tuần gần đây, châu Á đang chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại của các ca nhiễm COVID-19, với sự xuất hiện của các biến thể mới và sự gia tăng số ca nhập viện.
Trung Quốc: Số ca mắc COVID-19 tăng
Theo số liệu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC Trung Quốc) công bố trong thời gian giám sát từ ngày 31/3 đến 4/5/2025, tỷ lệ dương tính với COVID-19 ở nhóm bệnh nhân có triệu chứng cúm đến khám tại các khoa khám bệnh và cấp cứu đã tăng từ 7,5% lên 16,2%.
Cùng thời gian đó, tỷ lệ dương tính COVID-19 ở nhóm bệnh nhân nội trú mắc các ca viêm đường hô hấp cấp nặng cũng tăng từ 3,3% lên 6,3%. Đáng chú ý, từ ngày 14/4 đến 4/5/2025, COVID-19 đã vượt qua rhinovirus để trở thành tác nhân chính gây bệnh trong các ca bệnh cúm được ghi nhận tại các cơ sở khám chữa bệnh ngoại trú và cấp cứu.
Tuy nhiên, theo Health Times ngày 13/5, các bác sĩ cho biết sự gia tăng này là hoàn toàn nằm trong quy luật biến động bình thường của virus.
Các chuyên gia y tế Trung Quốc trấn an người dân rằng dịch COVID-19 vẫn đang trong tầm kiểm soát, bất chấp tỷ lệ ca dương tính trong nhóm bệnh nhân có triệu chứng giống cúm tại các phòng khám ngoại trú có dấu hiệu tăng nhẹ.
Ông Cai Weiping, chuyên gia trưởng tại Trung tâm bệnh truyền nhiễm thuộc Bệnh viện Nhân dân số 8 Quảng Châu, cho biết: “Đợt lây nhiễm này không khác biệt so với các đợt trước. Số ca nặng cần nhập viện rất ít và hiện không có bệnh nhân COVID-19 nào trong khu điều trị tích cực (ICU)”.
Ông Cai nói thêm: “Số ca đến khám tại các phòng khám cấp cứu không tăng đáng kể, nhưng tỷ lệ ca dương tính với COVID-19 có tăng nhẹ. Điều này là hoàn toàn bình thường vì đã 10 tháng trôi qua kể từ đợt dịch gần nhất, mức kháng thể trong cộng đồng có thể đã giảm hoặc biến mất”.
Cùng quan điểm, bác sĩ Zhao Lei, Trưởng khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Liên hiệp Vũ Hán, cho rằng những biến động như vậy là đặc điểm quen thuộc của COVID-19 và các bệnh hô hấp có tính chất lây truyền tương tự.
Tuy vậy, bác sĩ Zhao cũng cảnh báo rằng người dân không nên chủ quan. “Các triệu chứng của COVID-19 vẫn nặng hơn so với nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thông thường. Nó vẫn có thể đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là với người cao tuổi và những người có bệnh nền”.
(Ảnh: AP)
Thái Lan trấn an người dân
Từ ngày 1/1 đến 10/5/2025, Thái Lan ghi nhận 53.676 ca nhiễm COVID-19 và 16 ca tử vong. Riêng tại Bangkok, số ca nhiễm cao nhất với 16.723 trường hợp, đạt đỉnh trong tuần từ 27/4 đến 3/5 với 14.349 ca, bao gồm hai ca tử vong. Các tỉnh khác như Chon Buri, Nonthaburi và Rayong cũng ghi nhận số ca đáng kể. Tuy nhiên, số ca nhiễm mới đã giảm xuống còn 12.543 trong tuần từ 4 đến 10/5/2025.
Trong bối cảnh Thái Lan đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới, Bộ trưởng Y tế Công cộng Somsak Thepsutin ngày 9/5 đã trấn an người dân rằng không cần phải hoảng loạn. Ông nhấn mạnh rằng mặc dù số ca mắc vẫn ở mức cao, nhưng phần lớn các trường hợp chỉ có triệu chứng nhẹ và bệnh hiện đã được phân loại là bệnh đặc hữu .
Theo Bộ Y tế Công cộng Thái Lan, biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lây lan nhanh chóng nhưng chưa có bằng chứng gây triệu chứng nghiêm trọng hơn. Chính phủ nước này đã điều chỉnh chiến lược tiêm chủng, khuyến nghị mọi người tiêm mũi tăng cường hàng năm, tương tự như vaccine cúm mùa.
Singapore: Số ca nhập viện do COVID-19 tăng
Theo trang web chính thức của Bộ Y tế Singapore, số ca COVID-19 tại quốc đảo này tăng từ 11.100 lên 14.200 ca trong tuần 27/4 – 3/5/2025. Số ca nhập viện tăng lên 133, ca nặng giảm còn 2. Bộ Y tế Singapore nhận định đây là xu hướng theo chu kỳ, tương tự các bệnh hô hấp. Hai biến thể chủ yếu là LF.7 và NB.1.8 – hậu duệ của JN.1 – đã có vaccine phòng ngừa.
Bộ trưởng Y tế Ong Ye Kung nhấn mạnh hệ thống y tế nước này vẫn kiểm soát được tình hình. Chính phủ khuyến khích người từ 60 tuổi, nhóm nguy cơ cao và nhân viên y tế tiêm nhắc lại sau một năm; mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên đều có thể tiêm nếu muốn. Singapore tiếp tục khuyến cáo giữ vệ sinh, đeo khẩu trang khi có triệu chứng và hạn chế tiếp xúc khi không khỏe.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đã xuất hiện từ năm 2023, có khả năng lây lan nhanh chóng nhưng chưa có bằng chứng gây triệu chứng nghiêm trọng hơn và hiện không có cảnh báo mới đối với COVID-19 trên phạm vi toàn cầu.
Tuy nhiên, WHO vẫn khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và tiêm chủng đầy đủ. Đặc biệt, những người có nguy cơ cao như người cao tuổi, người có bệnh nền nên tiêm mũi vaccine bổ sung để tăng cường miễn dịch.
Sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là lời nhắc nhở rằng đại dịch vẫn có khả năng quay trở lại. Việc duy trì các biện pháp phòng chống dịch và tăng cường tiêm chủng là cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ngăn chặn làn sóng lây nhiễm mới.
News
Sáng nay 16/5: Vàng “quay xe” TĂNG GIÁ bất ngờ sau 2 ngày biến động, như một giấc mơ
Giá vàng thế giới sáng nay, 16-5, tăng mạnh nhờ sự kết hợp giữa hoạt động săn hàng giá rẻ…
Hàng nghìn người đang vô cùng lo lắng: Sẽ bị “c:ắ:t toàn bộ” LƯƠNG HƯU từ 1/7, trợ cấp BHXH hàng tháng cũng m:ấ:t luôn
Từ ngày 1/7, 3 đối tượng thuộc các trường hợp cụ thể dưới đây sẽ tạm dừng chi trả lương…
TIN VUI cho Cán bộ, công chức nghỉ hưu trước 1/7: Có cơ hội cầm về “c:ục tiền” tương đương 60 tháng lương, tha hồ mà dưỡng già
Trong bối cảnh sắp xếp lại tổ chức bộ máy nhà nước, nhiều cán bộ, công chức đủ điều kiện…
Chính thức có thông tin: Cho phép cán bộ viên chức làm việc online sau khi sáp nhập tỉnh, nếu được thế thì còn gì bằng
Đại biểu Quốc hội nêu đề xuất ‘chính thức hóa’ làm việc từ xa cho cán bộ công chức, giải…
TIN TỨC Giá vàng trưa nay: M:ấ:t hết “cả chì lẫn chài” rồi bà con ơi, 1 hơi duy nhất bay ngay mấy triệu đồng rồi
Giá vàng đảo chiều giảm mạnh: Nhà đầu tư cần thận trọng trước biến động bất ngờ Giá vàng miếng…
Chân dung ‘người vợ’ s::i:nh cho Lê Tùng Vân 6 ng;ười c;;on: Từng tr;;;ốn tr;;uy n;;ã, giờ quadoi đầy u;;ẩn kh:úc ngay trong Tịnh Thất Bồng Lai
Trong số những người sinh sống ở Tịnh Thất Bồng Lai, người phụ nữ này là một trong những ‘cánh…
End of content
No more pages to load