Sau nhiều năm mong mỏi, nhiều giáo viên cho rằng cuối cùng cũng nhận tin vui lớn khi từ năm 2026, giấc mơ “sống được bằng lương” chính thức thành hiện thực.
Chính sách mới về lương dành cho nhà giáo từ 1.1.2026. Ảnh minh hoạ: Vân Trang
Ngày 16.6.2025, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Nhà giáo – đạo luật chuyên ngành đầu tiên quy định đầy đủ vị trí pháp lý, quyền, nghĩa vụ và các chính sách dành cho đội ngũ nhà giáo. Đáng chú ý, luật quy định giáo viên sẽ được xếp mức lương cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.1.2026.
Lần đầu tiên trong lịch sử, đội ngũ nhà giáo được thừa nhận là một người hành nghề đặc thù, có chuẩn nghề nghiệp, quyền và nghĩa vụ tương đương, thay vì chỉ là người lao động ký hợp đồng như trước đây.
Theo quy định trong luật, “lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp”. Điều này đồng nghĩa với việc mức đãi ngộ đối với giáo viên sẽ được nâng lên đáng kể, tạo điều kiện để đội ngũ yên tâm gắn bó với nghề, đồng thời thu hút người giỏi vào ngành sư phạm.
Trước thông tin này, nhiều giáo viên bày tỏ sự vui mừng, cho rằng đây là “giấc mơ thành hiện thực” sau nhiều năm mong mỏi. Cô Nguyễn Thị Hồng – giáo viên Trường mầm non Tràng An (Quảng Ninh) chia sẻ: “Khi đã được xếp lương cao nhất, giáo viên cũng phải thể hiện giá trị nghề nghiệp xứng đáng. Tăng lương là cách cải thiện chất lượng giáo dục, không chỉ ở thu nhập mà còn ở trách nhiệm”.
Trong khi đó, cô Trịnh Thị Thư Sinh – giáo viên Trường Mầm non Nà Bai (Sơn La) thẳng thắn cho rằng việc xếp lương cao nhất cho giáo viên từ năm 2026 không chỉ là sự ghi nhận về mặt danh nghĩa, mà còn mang ý nghĩa giải phóng áp lực mưu sinh, giúp giáo viên có thể toàn tâm toàn ý với nghề mà không cần lo nghĩ đến việc dạy thêm, làm thêm để trang trải cuộc sống.
Trong nhiều năm qua, thực tế đồng lương ít ỏi đã khiến nhiều giáo viên buộc phải tìm đến các nguồn thu phụ như dạy thêm, làm thêm giờ, bán hàng online, thậm chí chuyển nghề. Điều này vô tình làm ảnh hưởng tới chất lượng dạy học của các giáo viên.
“Lương tương xứng sẽ giúp giáo viên yên tâm sống với nghề, không còn phải dạy thêm tràn lan để mưu sinh”, cô Sinh nói thêm.
Bên cạnh chính sách lương, Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Nhà giáo còn bao gồm các nội dung hỗ trợ, bảo vệ và phát triển đội ngũ giáo viên như: Cơ chế hỗ trợ giáo viên công tác ở vùng sâu vùng xa; Chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao; Chuẩn hóa nghề nghiệp và giám sát chất lượng đào tạo.
Đặc biệt, Luật Nhà giáo cũng quy định rõ cơ chế bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín nhà giáo, đồng thời cấm cá nhân, tổ chức phát tán thông tin quy chụp, quy kết nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền. Đây được đánh giá là bước tiến lớn nhằm tạo dựng môi trường giáo dục an toàn, văn minh, đồng thời khẳng định vai trò đặc biệt của giáo viên trong xã hội.
News
Phép màu cứ-u s-ống cậu b-é trên chiếc tàu tuthan ở Hạ Long Quảng Ninh nhưng bố mẹ em thì… nghẹn ngào câu nói đầu tiên khi tỉnh dậy
Chiều 19/7, một vụ tai nạn đường thủy nghiêm trọng đã xảy ra trên vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) khi…
Đã vớt được 27 thithe trong đó có 8 treem trong vụ lật thuyền ở Quảng Ninh
Thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh, lực lượng chức năng đã vớt được 8 thi thể. Hiện vẫn…
Danh sách toàn bộ những nannhan có mặt trên chiếc thuyền du lịch bị lật ở Hạ Long, Quảng Ninh! Rất nhiều người còn quá trẻ
Như thông tin đã đưa trước đó, tối 19/7, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết Tàu Vịnh Xanh 58,…
Phép màu đã xảy ra trong vụ lật tuyền Quảng Ninh: Cứu sống một embe sau 4 tiếng tìm kiếm ở nơi không ai ngờ đến
Như thông tin đã đưa trước đó, tối 19/7, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết Tàu Vịnh Xanh 58,…
Cả nước hướng về Quảng Ninh: Lật tàu chở khách du lịch đã tìm thấy nhiều thithe con số thuongvong đã lên tới…
hiều 19-7, tàu QN 7105 trong quá trình di chuyển tham quan ở tuyến 2, trên Vịnh Hạ Long (tỉnh…
Dự báo cường độ bão Wipha
Tại cuộc họp ứng phó với bão Wipha do Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức chiều nay 18.7,…
End of content
No more pages to load