Rau củ quả là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu và các vụ việc thực tế gần đây cho thấy chúng ta không còn hoàn toàn an tâm với rổ rau xanh của mình. Ngày càng có nhiều loại hóa chất độc hại được phát hiện trong rau củ quả, từ thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trưởng đến hóa chất bảo quản trái phép, gây ra những hiểm họa nghiêm trọng cho sức khỏe con người.
Ảnh: Công an phường Chiềng Cơi/báo Tuổi Trẻ
Tình trạng rau củ quả chứa hóa chất độc hại tại Việt Nam đã và đang là vấn đề nhức nhối, gây lo ngại sâu sắc cho người tiêu dùng. Trong những năm gần đây, hàng loạt vụ việc liên quan đến việc phát hiện dư lượng hóa chất cấm hoặc vượt ngưỡng cho phép trong nông sản đã được cơ quan chức năng công bố, làm dấy lên hồi chuông cảnh báo về an toàn thực phẩm.
Mới đây nhất, lực lượng chức năng phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La đã kiểm tra và thu giữ hơn 300 kg rau củ quả tại chợ đêm bản Mé Ban. Kết quả xét nghiệm cho thấy 9/21 mẫu (gồm bầu, bí, dưa chuột, su su, rau cải dài, chanh, quất, cam, dưa lê, xoài…) dương tính cao với thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép và chất bảo quản, chất độc hại cấm sử dụng.
Tháng 4/2025, Công an tỉnh Nghệ An đã triệt phá một đường dây sản xuất giá đỗ sử dụng hóa chất cấm. Các đối tượng đã sử dụng chất 6-Benzylaminopurine (6-BAP), còn gọi là “nước kẹo”, để kích thích giá đỗ phát triển nhanh, mập, trắng và ngắn rễ. Từ năm 2024 đến khi bị phát hiện, họ đã sản xuất và bán ra thị trường hơn 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất. Trung bình mỗi ngày, mỗi cơ sở sản xuất khoảng 3–5 tấn giá đỗ, phân phối cho các chợ đầu mối tại Nghệ An và các tỉnh lân cận.
Ảnh minh họa
Trước đó, vào năm 2024, tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, lực lượng chức năng đã kiểm tra và phát hiện 6 cơ sở sản xuất giá đỗ sử dụng chất 6-BAP để kích thích tăng trưởng. Tổng sản lượng giá đỗ có sử dụng hóa chất cấm được bán ra thị trường ước tính khoảng 2.900 tấn.
Năm 2022, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM đã kiểm nghiệm và phát hiện 14 mẫu rau củ tại các chợ chứa các hoạt chất cấm như permethrine, cypermethrine và imidacloprid. Các chất này được cảnh báo có thể gây tổn thương thần kinh và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Cùng năm, tại TP.HCM, lực lượng chức năng thu giữ gần 3 tấn trái cây được bảo quản bằng hóa chất không nhãn mác, chứa carbendazim và thiabendazole, gây nguy cơ tổn thương gan, thận nếu tích tụ lâu dài.
Có thể thấy, bên cạnh các loại thực phẩm giả, sữa giả, mỹ phẩm giả… đang là một vấn nạn thì các vụ việc sử dụng các hóa chất trong rau củ quả bị phát hiện cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo với người tiêu dùng.
News
Cầu thủ nổi tiếng cưới hotgirl Bắc Giang, xinh đến mức Doãn Hải My thốt lên “xuất sắc”, sau 3 năm nói thẳng một điều
“Cưới em vẫn là điều tuyệt vời nhất”. Vỏn vẹn vài từ nhưng đây là những tình cảm, cảm xúc…
Màn tái xuất bất ngờ của nam diễn viên được mong đợi nhất VFC, bất ngờ bị khán giả quay xe vì Lương Thu Trang
Trong những diễn biến mới phim “Cha tôi, người ở lại”, mối quan hệ của ông Chính (NSƯT Bùi Như…
Nam nhạc sĩ sở hữu ca khúc 2 tỷ view lên tiếng về tin đồn xích mích với Võ Hạ Trâm
11/5, Nguyễn Văn Chung có bài đăng dài trên trang cá nhân, chia sẻ về tranh cãi xoay quanh ca…
Cường Đô La – Minh Nhựa: Cặp bài trùng khuấy đảo giới thượng lưu, có 1 ẩn số thuộc về quá khứ
Trong giới doanh nhân trẻ tại Việt Nam, Minh Nhựa (Phạm Trần Nhật Minh, SN 1983) và Cường Đô La (Nguyễn Quốc…
Bố dính lùm xùm quảng cáo, 2 con gái MC Quyền Linh đến giờ mới lộ diện
Cách đây không lâu, MC Quyền Linh gặp rắc rối khi bị dính lùm xùm quảng cáo lố. Dù đã…
Tuổi xế chiều của nam tài tử từng khiến nhiều mỹ nhân muốn xin ng-ủ cùng: Vợ con không nhòm ngó, sống đơn độc ở quê
Thương Tín sinh năm 1956 tại Phan Rang, Ninh Thuận. Ông từng là một trong những tài tử điện ảnh…
End of content
No more pages to load