Rau củ quả là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu và các vụ việc thực tế gần đây cho thấy chúng ta không còn hoàn toàn an tâm với rổ rau xanh của mình. Ngày càng có nhiều loại hóa chất độc hại được phát hiện trong rau củ quả, từ thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trưởng đến hóa chất bảo quản trái phép, gây ra những hiểm họa nghiêm trọng cho sức khỏe con người.
Ảnh: Công an phường Chiềng Cơi/báo Tuổi Trẻ
Tình trạng rau củ quả chứa hóa chất độc hại tại Việt Nam đã và đang là vấn đề nhức nhối, gây lo ngại sâu sắc cho người tiêu dùng. Trong những năm gần đây, hàng loạt vụ việc liên quan đến việc phát hiện dư lượng hóa chất cấm hoặc vượt ngưỡng cho phép trong nông sản đã được cơ quan chức năng công bố, làm dấy lên hồi chuông cảnh báo về an toàn thực phẩm.
Mới đây nhất, lực lượng chức năng phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La đã kiểm tra và thu giữ hơn 300 kg rau củ quả tại chợ đêm bản Mé Ban. Kết quả xét nghiệm cho thấy 9/21 mẫu (gồm bầu, bí, dưa chuột, su su, rau cải dài, chanh, quất, cam, dưa lê, xoài…) dương tính cao với thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép và chất bảo quản, chất độc hại cấm sử dụng.
Tháng 4/2025, Công an tỉnh Nghệ An đã triệt phá một đường dây sản xuất giá đỗ sử dụng hóa chất cấm. Các đối tượng đã sử dụng chất 6-Benzylaminopurine (6-BAP), còn gọi là “nước kẹo”, để kích thích giá đỗ phát triển nhanh, mập, trắng và ngắn rễ. Từ năm 2024 đến khi bị phát hiện, họ đã sản xuất và bán ra thị trường hơn 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất. Trung bình mỗi ngày, mỗi cơ sở sản xuất khoảng 3–5 tấn giá đỗ, phân phối cho các chợ đầu mối tại Nghệ An và các tỉnh lân cận.
Ảnh minh họa
Trước đó, vào năm 2024, tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, lực lượng chức năng đã kiểm tra và phát hiện 6 cơ sở sản xuất giá đỗ sử dụng chất 6-BAP để kích thích tăng trưởng. Tổng sản lượng giá đỗ có sử dụng hóa chất cấm được bán ra thị trường ước tính khoảng 2.900 tấn.
Năm 2022, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM đã kiểm nghiệm và phát hiện 14 mẫu rau củ tại các chợ chứa các hoạt chất cấm như permethrine, cypermethrine và imidacloprid. Các chất này được cảnh báo có thể gây tổn thương thần kinh và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Cùng năm, tại TP.HCM, lực lượng chức năng thu giữ gần 3 tấn trái cây được bảo quản bằng hóa chất không nhãn mác, chứa carbendazim và thiabendazole, gây nguy cơ tổn thương gan, thận nếu tích tụ lâu dài.
Có thể thấy, bên cạnh các loại thực phẩm giả, sữa giả, mỹ phẩm giả… đang là một vấn nạn thì các vụ việc sử dụng các hóa chất trong rau củ quả bị phát hiện cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo với người tiêu dùng.
News
Bất ngờ manh mối đầu tiên về tung t-ích Diễm My sau 5 năm mattich ở Tịnh Thất Bồng Lai! Bố mẹ cũng không ngờ đến
Tiết lộ mới nhất của CEO Phương Hằng về “Tịnh thất Bồng Lai” khiến mọi người ngỡ ngàng. Trong livestream…
Gần nửa triệu người dân đang đi xe máy chuẩn bị nhận tin vui!
Ngày 14/7, ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, đã thông tin về kế hoạch triển…
Nữ MC Chúng tôi là chiến sĩ cuối cùng đã nhận bài học thích đáng! Khán giả chính thức sụp đổ niềm tin
MC Hoàng Linh đã bị áp dụng hình thức xử phạt với tổng số tiền phạt là 107,5 triệu đồng…
Tranh cãi nghi lễ độc lạ của Đạt G và Cindy Lư tại đám cưới
Tối 13/7, đám cưới của Đạt G và Cindy Lư đã diễn ra trong không gian ấm cúng và cởi mở tại…
Ảnh cưới đẹp như mơ của Đỗ Thi Hà và chồng thiếu gia khiến khán giả phát sốt
Giải trí / Hậu trường Hoa hậu Đỗ Thị Hà đăng ảnh mặc váy cưới Phi Khanh 07:40 | 22/02/2025…
Cả nước rùng mình hiện trường vụ máy bay rơi thương tâm nhất lúc này! Chưa rõ số người thuongvong kinhhoang quá
Máy bay hạng nhẹ lao xuống đất và phát nổ chỉ vài giây sau khi rời sân bay gần thủ…
End of content
No more pages to load