Ngành y tế tỉnh Hưng Yên đang xác minh vụ việc 2 người tử vong sau khi ăn sáng bằng món phở lòng, 4 trường hợp khác phải đi cấp cứu.
Theo thông tin từ Trung tâm y tế Quỳnh Phụ (tỉnh Hưng Yên), đơn vị này đã có báo cáo về Sở Y tế tỉnh Hưng Yên điều tra, giám sát các trường hợp phải đi cấp cứu và tử vong sau khi ăn các món liên quan tới lòng lợn tại xã Quỳnh An.
Hai trường hợp tử vong là ông T.V.D (51 tuổi, trú tại xã Quỳnh An) ăn phở lòng tại một quán trong xã ngày 6/7.
Tối 7/7, ông D. sốt cao, đau đầu được người nhà đưa đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Phụ Dực với chẩn đoán sơ bộ viêm màng não. Bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Thái Bình điều trị nhưng không đỡ, tiên lượng ngày càng xấu hơn, được đưa về nhà. Khoảng 15h ngày 8/7, ông D. tử vong.
Trường hợp thứ hai là ông N.D.T (55 tuổi, trú ở xã Quỳnh An) cũng ăn phở lòng tại quán trên. Ngày 8/7, bệnh nhân mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa được người cùng công ty đưa vào Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Quỳnh Phụ với tình trạng hôn mê. Trưa 8/7, ông T. diễn biến nặng, được đưa về nhà và tử vong.
Cơ quan chức năng địa phương xác định trong ngày 6/7, đã có 17 người ăn các món liên quan tới lòng lợn tại 3 quán ăn ở thôn Đồng Kỷ và thôn An Vị (xã Quỳnh An).
Ngoài 2 ca tử vong, 4 trường hợp khác điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Chiều 14/7, một bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai đã xuất viện.
Ngày 15/7, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế tỉnh Hưng Yên) quyết định thành lập 2 tổ công tác điều tra, xác minh vụ việc.
Trung tâm Y tế Quỳnh Phụ đã chỉ đạo Trạm Y tế Đông Hải (xã Quỳnh An) tiếp tục triển khai các hoạt động điều tra, giám sát, tuyên truyền, xử lý môi trường và báo cáo theo quy định. Lực lượng chức năng đã hướng dẫn khử khuẩn môi trường bằng Cloramin B tại các quán ăn và gia đình.
Thạc sĩ, bác sĩ Đồng Phú Khiêm – Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương – cho biết, bệnh liên cầu khuẩn lợn hiện chưa có vắc xin phòng ngừa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề như điếc, tổn thương thần kinh hoặc suy đa tạng. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là yếu tố then chốt giúp nâng cao hiệu quả điều trị và giảm tỷ lệ tử vong.
Để phòng ngừa, bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn tiết canh, lòng lợn hay bất kỳ sản phẩm nào từ thịt lợn chưa được nấu chín kỹ. Khi mua thịt, nên chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tránh thịt có màu sắc bất thường, dấu hiệu phù nề hoặc xuất huyết.
Người tham gia giết mổ, chế biến thịt lợn cần đeo găng tay, khẩu trang và vệ sinh tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc. Nếu có vết thương hở ở tay chân, cần băng kín bằng gạc không thấm nước trước khi xử lý thực phẩm sống. Ngoài ra, với đồ ăn sẵn mua ngoài hàng, người dân nên chần lại bằng nước sôi hoặc nấu kỹ trước khi ăn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
News
Tạm biệt nam giảng viên Hà Nội
Chiếc xe do nam giảng viên trường cao đẳng cầm lái khiến 01 người tử vong, nhiều người bị thương….
Trời ơi lại ch:.á:.y lớn quá bà con ơi
Lửa bùng phát kèm nhiều tiếng nổ tại xưởng rộng 1.000 m2 nằm sát khu dân cư ở phường Tân…
Trời ơi ch:.á:.y to quá bà con ơi
TPHCM – Sáng 17.7, một vụ cháy xưởng sơn bất ngờ bùng phát trong công ty tại phường Tân Khánh, TPHCM….
Nam giảng viên trường cao đẳng ở Hà Nội khiến 1 người tuvong
Tại cơ quan công an, tài xế ô tô Lê Minh Giáp (41 tuổi, trú tại Hà Nội) – người…
Thầy giáo Hà Nội khóc n:.ức n:.ở sau khi khiến nhiều người thuongvong
Chiếc xe do nam giảng viên trường cao đẳng cầm lái khiến 01 người tử vong, nhiều người bị thương….
Một đ:.êm Hà Nội m:.ất ng:.ủ: X:.ót xa quá
Hà Nội – Vụ tai nạn khiến 1 người tử vong tại chỗ, nhiều người bị thương. Vụ tai nạn liên hoàn…
End of content
No more pages to load