GĐXH – Theo Nghị định 93/2025/NĐ-CP, từ 15/6 tới, 7 hình thức kỷ luật áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 93/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 19/2020/NĐ-CP năm 2020 (Nghị định 19) về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Trong đó quy định các hình thức kỷ luật áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Các quy định mới này chính thức có hiệu lực từ ngày 15/6/2025.
Theo Nghị định 93/2025/NĐ-CP, từ 15/6 tới, 7 hình thức kỷ luật áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Ảnh minh họa: TL
Dưới đây là các hình thức kỷ luật áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
1. Khiển trách
– Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với cán bộ, công chức vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 6, 7, 9, 10, 13, 14, 15, 18 và 20 Điều 22 Nghị định 19/2020/NĐ-CP;
+ Không kịp thời sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính khi phát hiện có sai sót, vi phạm;
+ Thực hiện không đầy đủ, chính xác kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
– Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với viên chức vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Vi phạm quy định tại các khoản 3, 6, 14, 15, 18 và 20 Điều 22 Nghị định 19/2020/NĐ-CP;
+ Vi phạm thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính.
2. Cảnh cáo
– Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 19/2020/NĐ-CP mà tái phạm;
+ Vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 19/2020/NĐ-CP;
+ Vi phạm quy định tại các khoản 2, 4, 5, 8, 11, 16 và 17 Điều 22 Nghị định 19/2020/NĐ-CP;
+ Không sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính;
+ Không thực hiện kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
– Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với viên chức vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 19/2020/NĐ-CP mà tái phạm;
+ Vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 19/2020/NĐ-CP;
+ Vi phạm quy định tại điểm c hoặc điểm đ khoản 1 Điều 25 Nghị định 19/2020/NĐ-CP;
+ Không lập biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.
3. Hạ bậc lương
Hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 19/2020/NĐ-CP mà tái phạm;
– Vi phạm lần đầu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 19/2020/NĐ-CP, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Giáng chức
Hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 19/2020/NĐ-CP mà tái phạm;
– Vi phạm lần đầu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 19/2020/NĐ-CP, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
5. Cách chức
– Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 19/2020/NĐ-CP mà tái phạm.
– Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 27 Nghị định 19/2020/NĐ-CP mà tái phạm;
+ Vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 19/2020/NĐ-CP nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
– Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với viên chức quản lý vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 19/2020/NĐ-CP mà tái phạm;
+ Vi phạm lần đầu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 19/2020/NĐ-CP, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
6. Buộc thôi việc
– Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức hạ bậc lương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 26 Nghị định 19/2020/NĐ-CP mà tái phạm;
+ Vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 19/2020/NĐ-CP.
– Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 19/2020/NĐ-CP mà tái phạm;
+ Vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 19/2020/NĐ-CP.
– Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 19/2020/NĐ-CP mà tái phạm;
+ Vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 19/2020/NĐ-CP;
– Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức quản lý vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 19/2020/NĐ-CP mà tái phạm;
+ Vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 19/2020/NĐ-CP.
7. Bãi nhiệm
Hình thức kỷ luật bãi nhiệm áp dụng đối với cán bộ thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 29 Nghị định 19/2020/NĐ-CP.
News
Anh tài xế số hưởng được h;;;ôn 3 chỗ khách hàng nữ xinh đẹp
Sự trái ngược về tính cách của cặp đôi này liệu có dung hòa để cùng nhau bấm nút hẹn…
Điểm danh loạt hoa – á hậu, hot girl “bá;;n rau răm” trong đường dây nghìn đô
Sau khi Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM công bố việc đường dây mua bán “rau răm” dính liều…
Ninh Dương Lan Ngọc livestream với v;;;áy n;;gủ gây bão
Ninh Dương Lan Ngọc luôn chứng minh sức hút tên tuổi khi là một nữ diễn viên xinh đẹp, năng…
13 triệu thanh niên đã xem Ngọc Chinh, bạn xem chưa?
Sau khi trải qua ồn ào tai tiếng lớn trong sự nghiệp, Ngọc Trinh hiện đã ổn định cuộc sống…
Mưa thế này thì còn gì bằng
Những tưởng sau biến cố, “nữ hoàng nội y” Ngọc Trinh đã thay đổi nhưng không… Ngọc Trinh tiếp tục trở…
Thôi xong, cam lại phảnn chủ rồi
Bất ngờ “lộ clip”, nữ streamer lên tiếng chống chế Gần đây, netizen Trung Quốc đang bàn tán “lùm xùm”…
End of content
No more pages to load