Hiện nay, trẻ em và thanh thiếu niên đang sống trong thế giới tràn ngập thiết bị điện tử, khiến tình trạng mỏi mắt và cận thị trở nên phổ biến.
Khi trẻ có dấu hiệu cận thị, phụ huynh không nên quá hoang mang, cũng không cần tìm kiếm “bí quyết” phức tạp. Chỉ cần kiên trì áp dụng những phương pháp sau, hoàn toàn có thể giúp trẻ giảm mỏi mắt, phòng ngừa cận thị, mang đến cho con một thế giới tươi sáng.
Ngày càng nhiều trẻ em rơi vào tình trạng cận thị do thói quen sử dụng thiết bị điện tử. (Ảnh minh họa)
I. Phương pháp sử dụng mắt khoa học
1. Áp dụng quy tắc 20-20-20
Đây là phương pháp được Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ khuyến nghị: cứ sau 20 phút nhìn gần, cần nhìn xa 20 feet (khoảng 6 mét) và duy trì trong ít nhất 20 giây. Phụ huynh nên hướng dẫn trẻ luyện tập thói quen này, ngay cả trong giờ học tại trường.
2. Duy trì tư thế ngồi đúng
Tư thế ngồi sai, như cúi gằm hoặc nghiêng đầu, dễ dẫn tới cận thị và cong vẹo cột sống. Trẻ cần giữ khoảng cách 1 gang tay giữa thân mình và bàn học, mắt cách sách vở khoảng 30cm. Khi viết, đầu bút và ngón tay cũng nên cách nhau ít nhất 3cm.
3. Tập thói quen ngắm nhìn xa
Mỗi tối, phụ huynh nên cho trẻ ngồi ngoài ban công, ngắm nhìn những vật thể ở xa hoặc bầu trời trong 10–15 phút để thư giãn mắt, giảm nguy cơ cận thị.
II. Tạo môi trường bảo vệ mắt
1. Cải thiện điều kiện ánh sáng
Ánh sáng học tập cần đạt tiêu chuẩn. Phụ huynh nên trang bị đèn bàn đọc đạt tiêu chuẩn AA, nhiệt độ màu ổn định 4000K, chỉ số hoàn màu (Ra) trên 95, không nhấp nháy và không phát ánh sáng xanh nguy hiểm.
2. Điều chỉnh thiết bị điện tử hợp lý
Khi trẻ sử dụng điện thoại, máy tính bảng, máy tính, nên bật chế độ bảo vệ mắt, chỉnh màn hình sang tông màu ấm và sử dụng phần mềm điều chỉnh độ sáng tự động theo ánh sáng tự nhiên.
III. Tập luyện khoa học cho mắt
1. Tăng cường hoạt động ngoài trời
Ánh nắng giúp mắt tiết ra nhiều dopamine – chất ngăn chặn sự phát triển trục nhãn cầu, từ đó kiểm soát cận thị. Mỗi ngày, chỉ cần tích lũy hơn 2 giờ hoạt động ngoài trời là đủ. Phụ huynh có thể tận dụng những khoảng thời gian ngắn trong ngày để cho trẻ vận động ngoài trời.
2. Tập luyện vận động nhãn cầu
Phụ huynh có thể cùng trẻ tập bài tập vận động mắt theo hình chữ “米” (gạo) – di chuyển nhãn cầu theo các hướng ngang, dọc, chéo. Mỗi ngày tập 3 lần giúp tăng cường tuần hoàn máu trong mắt, giảm mỏi mắt và hạn chế nguy cơ cận thị. Tuy nhiên, nếu trẻ có vấn đề về mắt, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện.
News
MC Lan Anh có gia thế ra sao mà được dẫn chương trình đại lễ của đất nước, thực sự quá bất ngờ
CĐM đã không ‘giữ nổi bình tĩnh’ sau khi nữ MC này chỉ vừa bắt đầu chương trình được vài…
Nữ MC VTV khiến cả nước hôm qua phẫn nộ xong rồi, không ngờ lại nặng nề đến thế
Tiết lộ quá khứ từng có phát ngôn gây sốc của MC, BTV Lan Anh: “Lỡ nói chệch đi thì…
Thói quen khiến nam giới dễ bị v:/ô s:/inh, giới trẻ gặp rất nhiều
Nhiều người, đặc biệt là nam giới, thường cho rằng bệnh vô sinh rất xa vời với mình, rất khó…
Ăn cải muối có gây ung thư thật không? Chuyên gia chính thức lên tiếng
Trong văn hóa ẩm thực Việt, dưa cải muối là một loại thực phẩm rất phổ biến, chiếm được cảm…
Phụ nữ Nhật không thích thể thao, vậy tại sao họ lại có tuổi thọ cao nhất thế giới? Đã tìm thấy câu trả lời!
Theo số liệu thống kê tuổi thọ toàn cầu mới nhất do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi…
Chanh hay quất loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
Chanh và quất, từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên,…
End of content
No more pages to load