Cục Quản lý Dược phát hiện thuốc giả Theophylline Extended Release Tablets 200 mg – một loại thuốc điều trị hen suyễn chỉ đạt 6,3% hàm lượng ghi trên nhãn.
Ngày 29/5, Cục Quản lý Dược thông báo như trên sau khi Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm thực phẩm Hà Nội có kết quả kiểm tra mẫu sản phẩm lấy tại nhà thuốc An An ở phường Kiến Hưng, quận Hà Đông.
Nhãn thuốc ghi Theophylline Extended Release Tablets 200 mg (Theophylin 200 mg), số lô 21127, ngày sản xuất 26/2/2022 và hạn dùng 26/2/2026, nơi sản xuất Pharmacy Laboratories Plus. Nhãn sản phẩm không có thông tin về số giấy đăng ký lưu hành, số giấy phép nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy chỉ tiêu định lượng Theophylin chỉ đạt 6,3% so với hàm lượng ghi trên nhãn.
Vì vậy, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các địa phương kiểm tra, truy tìm nguồn gốc thuốc giả trên. Đồng thời, các trung tâm kiểm nghiệm lấy mẫu, kiểm tra chất lượng thuốc lưu hành đối với thuốc có nguy cơ bị làm giả hoặc kém chất lượng.
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế TP Hà Nội phối hợp công an, quản lý thị trường và các cơ quan chức năng kiểm tra nhà thuốc An An, truy tìm nguồn gốc lô sản phẩm có thông tin như trên và xử lý.
Các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc và người dân được khuyến cáo không mua bán, dùng sản phẩm trên, báo cơ quan chức năng nếu phát hiện dấu hiệu nghi ngờ thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc.
Thuốc chữa bệnh là loại hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người bệnh, do vậy yêu cầu quản lý nghiêm ngặt. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán, sử dụng thuốc phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn được quy định tại Luật Dược và các văn bản pháp luật liên quan. Hành vi sản xuất, kinh doanh thuốc giả bị nghiêm cấm. Người sản xuất, buôn bán thuốc giả có thể bị xử lý hình sự thấp nhất từ hai năm tù, cao nhất là tử hình.

Công an Thanh Hóa phát hiện thuốc giả hồi tháng 4. Ảnh: Lam Sơn
Thời gian qua, cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả… Tuần trước, Bộ Y tế yêu cầu điều tra nguồn gốc lô thuốc dạ dày giả ghi nhãn NEXIUM 40 mg Enterik Kapli Pellet Tablet (Esomeprazol) do không đạt chất lượng. Hồi giữa tháng 4, Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn và bắt giữ 14 người.
Bộ Y tế đã thành lập 15 tổ kiểm tra đột xuất lĩnh vực dược, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế… Hoạt động kiểm tra diễn ra trong tháng cao điểm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ nay đến 15/6. Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan khẳng định quan điểm xử lý hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả trong lĩnh vực y tế là không vùng cấm, không ngoại lệ. Đồng thời, cá nhân, tổ chức, người quản lý nếu có dấu hiệu buông lỏng hoặc tiếp tay vi phạm sẽ bị truy trách nhiệm.
News
13 triệu thanh niên đã xem Ngọc Chinh, bạn xem chưa?
Sau khi trải qua ồn ào tai tiếng lớn trong sự nghiệp, Ngọc Trinh hiện đã ổn định cuộc sống…
Mưa thế này thì còn gì bằng
Những tưởng sau biến cố, “nữ hoàng nội y” Ngọc Trinh đã thay đổi nhưng không… Ngọc Trinh tiếp tục trở…
Thôi xong, cam lại phảnn chủ rồi
Bất ngờ “lộ clip”, nữ streamer lên tiếng chống chế Gần đây, netizen Trung Quốc đang bàn tán “lùm xùm”…
HK tung MV đòi Ngọc Chinh 600 tỷ
Phản ứng khi bị bình luận khiếm nhã liên quan đến Ngọc Trinh Hoàng Kiều là vị tỷ phú từng có mối…
Lại là cảnh tượng kinhhoang đó ở Hạ Long – Quảng Ninh
Bão Wipha đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong…
Bố phụ hồ, mẹ không biết chữ, con là thủ khoa toàn quốc thi tốt nghiệp THPT 2025
Với Trần Xuân Đam, thành công không phải là đích đến, mà là hành trình. Đó là kim chỉ nam…
End of content
No more pages to load