Tại sao nước mía lại cần thêm tắc?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (chuyên gia về công nghệ thực phẩm) cho biết khi cho quả tắc (quất) vào nước mía không làm tăng độ dinh dưỡng cho loại đồ uống này, mục đích duy nhất là để dậy mùi thơm, vị chua của tắc sẽ làm dịu độ ngọt của nước mía, để uống không cảm thấy gắt.
Việc cho tắc vào nước mía chỉ giúp vị giác cảm thấy độ ngọt bớt đi, chứ không làm giảm hàm lượng đường có trong cốc nước mía.
Vị chuyên gia này cũng khuyến cáo chỉ nên cho ít vì nếu ép quá nhiều vỏ và hạt tắc sẽ gây đắng, khó uống. Ngoài ra, chỉ nên cho tắc vào khi uống ngay tại chỗ, còn lại không nên cho tắc vì sẽ nhanh hỏng, vì nó dễ bị lên men.
“Mía có chứa nhiều đường, vì thế mọi người không nên vì mát, vì thơm ngon mà dùng quá nhiều. Chỉ cần uống 2 cốc nước mía/ngày là đã đủ lượng đường được khuyến cáo dùng cho một người trưởng thành.
Trong khi đường nạp vào cơ thể còn nhiều nguồn khác, nên nguy cơ dư thừa đường là rất lớn. Dùng quá nhiều đường sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường…
Bên cạnh đó, không nên uống sát bữa ăn, vì mía nhiều đường sẽ khiến ăn không ngon miệng hoặc chán ăn thực phẩm khác. Nên uống nước mía ở thời điểm nghỉ giải lao khi vừa lao động xong, hoặc khi cơ thể đang mất nước.
Khi đó nước mía không chỉ giúp giải khát mà còn tiếp nước, năng lượng, giúp tỉnh táo hơn”, ông Thịnh khuyến cáo.
Những tác dụng của nước mía
Nước mía rất giàu chất dinh dưỡng, gồm đường saccaro, canxi, crôm, kẽm, vitamin (A, B1, B2, B3, B5, B6, C), phytonutrient, chất chống oxy hóa, protein và chất xơ hòa tan.
Nước mía là loại nước bổ dưỡng, có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu được dùng với liều lượng hợp lý (dưới 249ml mỗi ngày).
Giảm mệt mỏi
Nhiều nghiên cứu cho thấy nước mía giúp cải thiện hiệu suất tập thể dục, bổ sung nước và năng lượng sau tập luyện, giảm mệt mỏi. Công dụng này có được nhờ lượng carbohydrate và các vitamin, khoáng chất, điện giải.
Điều chỉnh đường huyết
Do có chỉ số đường huyết (GI) thấp, nếu được dùng với liều lượng vừa phải, nước mía giúp ngăn tình trạng đường huyết tăng đột biến. Tuy nhiên, việc dùng quá nhiều sẽ làm tăng tổng lượng đường trong máu.
Chống lão hóa, thải độc gan
Nước mía chứa nhiều chất chống oxy hóa phenolic, flavonoid và vitamin, giúp hạn chế các tổn thương tế bào do gốc tự do. Nó cũng có tác dụng làm chậm lão hóa, ngăn chặn tế bào ung thư, đặc biệt ung thư tiền liệt tuyến, vú; bảo vệ gan.
Ngăn ngừa sỏi thận và nhiễm trùng tiểu
Nhờ tác dụng lợi tiểu, nước mía giúp phòng chống sỏi thận, hỗ trợ chức năng thận, hỗ trợ điều trị nhiễm trùng tiểu.
Các nghiên cứu cho thấy việc uống nước mía với chanh và nước dừa giúp giảm cảm giác nóng rát ở đường tiết niệu do nhiễm trùng tiểu, sỏi thận, viêm tuyến tiền liệt hay bệnh lây truyền qua đường tình dục. Loại đồ uống này còn tăng cường miễn dịch, giảm ốm nghén.
Lưu ý: Nên uống nước mía ngay sau khi ép, nếu để quá lâu bên ngoài sẽ dễ nhiễm khuẩn. Người bệnh tiểu đường hoặc đang dùng thuốc không nên uống nước mía. Bạn cũng không nên dùng nhiều loại đồ uống này nếu muốn giảm cân.
News
Ổ nhóm sản xuất thuốc giả “khủng” chính thức đối diện với án tử
Theo luật sư Đặng Văn Cường, sản xuất, buôn bán thuốc giả là hành vi rất nguy hiểm, hình phạt…
Hiệu thuốc bán thuốc giả bị xử phạt thế nào?
Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện một số vụ sản xuất, buôn bán hàng giả là…
Tử hình người sản xuất, bán thuốc giả: Hàm lượng bao nhiêu thì được coi là thuốc giả?
Theo Bộ Công an, thuốc có hàm lượng thấp hơn so với quảng cáo có thể bị coi là thuốc…
Cảnh báo thói quen đánh răng tai hại đang âm thầm huỷ hoại sức khỏe
Nhiều người tưởng rằng súc miệng sau khi đánh răng là bước làm sạch cuối cùng cần thiết. Tuy nhiên,…
‘Thịt bò của người nghèo’ và những công dụng tuyệt vời
Bạn đã từng nghe về loại rau được ví như “thịt bò của người nghèo”? Đó chính là chùm ngây,…
Đang vào mùa sầu riêng nhưng người mắc 5 bệnh này tuyệt đối không nên ăn
Không phải tự nhiên sầu riêng được mệnh danh là “vua của các loại trái cây”, đây là loại trái…
End of content
No more pages to load