Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, NSND Thanh Lam, đạo diễn Việt Tú… cùng nhiều nhà văn, họa sĩ đã đến tiễn đưa họa sĩ Lê Thiết Cương về nơi an nghỉ cuối cùng.
Sáng 21/7, gia đình cùng đồng nghiệp đã tổ chức tang lễ họa sĩ Lê Thiết Cương tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Ông qua đời lúc 18h55 ngày 17/7, sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư, hưởng thọ 63 tuổi.
Tang lễ của họa sĩ Lê Thiết Cương bắt đầu từ 9h20. Ngoài người thân, đông đảo đồng nghiệp, nghệ sĩ và khán giả lặng lẽ vào viếng, nhìn mặt ông lần cuối.
Họa sĩ Lương Xuân Đoàn – Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam – đến chia buồn cùng gia đình họa sĩ Lê Thiết Cương.
Trong sổ tang, họa sĩ Lương Xuân Đoàn viết: “Sự nghiệp nghệ thuật đồ sộ của Lê Thiết Cương còn sống mãi trong sự nghiệp của nền mỹ thuật đương đại Việt Nam. Thay mặt Hội Mỹ thuật Việt Nam chúng tôi gửi tới gia đình lời chia buồn sâu sắc, trước mất mát đau đớn này. Cầu mong cho vong linh Lê Thiết Cương nhẹ nhàng siêu thoát nơi cõi vĩnh hằng”.
Ông Vi Kiến Thành – nguyên Cục trưởng Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh – lặng lẽ vào viếng họa sĩ Lê Thiết Cương.
Ông cho hay, Lê Thiết Cương là họa sĩ theo đuổi phong cách tối giản, đạt nhiều thành công trong hội họa. Mỗi tác phẩm của ông đều chứa đựng dấu ấn sáng tạo và cá tính riêng. Ngoài hội họa, Lê Thiết Cương còn dành nhiều thời gian nghiên cứu đạo Phật, văn hóa Á Đông và đặc biệt là văn hóa Việt Nam. Phong cách tối giản mà họa sĩ theo đuổi cũng rất phù hợp với những người có tư duy triết học.
“Những lời khen, đánh giá về anh, báo chí và mạng xã hội đã nói nhiều. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng, để theo đuổi phong cách tối giản, người họa sĩ phải khổ luyện rất nhiều về hình và nét. Anh Cương mới chỉ đi được những bước đầu tiên trên con đường sáng tạo ấy thì đã sớm rời xa cõi tạm. Thật tiếc, bởi nếu còn sống, anh có thể tiếp tục hành trình và phát triển phong cách tối giản sâu sắc hơn nữa.
Anh Cương đã khai mở một hướng đi mới trong hội họa Việt Nam. Tuy nhiên, tôi nghĩ anh chưa đi hết con đường ấy. Về tính cách, như anh Nguyễn Quang Thiều từng nhận xét, anh Cương là người kỹ tính, khó tính, thậm chí có phần kiêu ngạo. Nhưng với những người tài năng, điều đó không có gì lạ”, ông Vi Kiến Thành chia sẻ với phóng viên Dân trí.
Nhà văn Nguyễn Bình Phương – Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam – đến tiễn đưa họa sĩ Lê Thiết Cương.
Có mặt tại lễ tang họa sĩ Lê Thiết Cương, NSND Thanh Lam xúc động chia sẻ rằng, chị có thời gian quen biết và cũng khá thân thiết với anh Lê Thiết Cương. Với nữ ca sĩ, họa sĩ là một người anh, một người bạn đồng nghiệp thân tình. Họ từng chia sẻ rất nhiều điều về âm nhạc và nhân sinh quan trong cuộc sống.
NSND Thanh Lam bày tỏ: “Tôi cảm nhận anh là một con người rất sâu sắc. Ở anh có sự dung hòa giữa một người từng trải và một tâm hồn trẻ thơ. Anh hay giận, đôi khi rất trẻ con, nhưng chính điều đó lại khiến anh trở nên đáng yêu. Anh có sự hiểu biết lớn, từng trải nhiều, nhưng vẫn giữ được sự trong trẻo, hồn nhiên trong cách sống và cảm nhận nghệ thuật. Tôi nghĩ, cuộc đời đối với anh dường như quá ngắn để có thể chuyên chở hết những khát vọng nghệ thuật mà anh ấp ủ”.
“Tôi đặc biệt yêu thích tranh của anh, nhất là sự tĩnh tại trong từng bố cục. Cách anh chơi màu rất đẹp, đầy trong sáng, và mỗi bức tranh đều mang theo phần linh hồn anh để lại cho đời.
Tôi ấn tượng nhất với những bức vẽ về nhà thờ. Chúng luôn gợi một cảm giác trống vắng, khiến tôi nhận ra: mỗi người trong chúng ta đều cô độc theo cách riêng, trong chính thế giới nội tâm của mình. Tranh của anh rất sáng tạo, và sự cô độc ấy – như một nét đặc trưng – thấm đẫm trong từng tác phẩm”, Thanh Lam xúc động nói.
Nghệ sĩ Tú Oanh chia sẻ rằng, họa sĩ Lê Thiết Cương học cùng Trường Sân khấu Điện ảnh với chị – lớp Mỹ thuật – còn chị học lớp Diễn viên. Với nữ nghệ sĩ, họa sĩ là đàn anh nghiêm túc, chỉn chu và có nguyên tắc trong nghề.
“Anh sống và sáng tạo với một chuẩn mực rõ ràng, và luôn kiên định bảo vệ nguyên tắc ấy đến cùng. Đó là điều tôi rất trân trọng ở một người nghệ sĩ. Dù sau này không có nhiều dịp gặp gỡ, chỉ thỉnh thoảng tình cờ thấy nhau đâu đó, tôi luôn dành cho anh sự kính trọng sâu sắc”, nghệ sĩ Tú Oanh bộc bạch.
Nhà báo Lê Quang Minh – từng là Tổng Giám đốc Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam, nay là Phó Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam – đến viếng và tiễn đưa họa sĩ Lê Thiết Cương về nơi an nghỉ cuối cùng.
Thay mặt Ban tổ chức lễ tang, ông Lương Xuân Đoàn đọc điếu văn, ông ghi nhận những đóng góp của họa sĩ Lê Thiết Cương cho nền hội họa đương đại Việt Nam.
Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cho rằng, họa sĩ Lê Thiết Cương đã âm thầm góp phần làm nên sự đa dạng cho nền mỹ thuật và sân khấu Việt Nam. Giới chuyên môn ghi nhận những đóng góp bền bỉ của ông – từ sáng tác, viết lý luận phê bình cho đến vai trò giám tuyển trong nhiều triển lãm nghệ thuật.
Họa sĩ Lương Xuân Đoàn tiết lộ: “Cương cũng để lại dấu ấn trong việc âm thầm hỗ trợ các gia đình họa sĩ đã khuất tổ chức triển lãm, đưa tác phẩm của người chồng, người cha họ trở lại với công chúng, hiện diện trang trọng trong các phòng tranh”.
Ông Lương Xuân Đoàn – Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam – đọc điếu văn tiễn biệt họa sĩ Lê Thiết Cương (Video: Nguyễn Hà Nam).
Nghệ sĩ Lê Thư Hương thổi sáo bản Siciliano – chương thứ hai trong Bản sonata số 2 cung Mi giáng trưởng, BWV 1031 của Johann Sebastian Bach. Giai điệu du dương, chậm rãi và đầy chất trữ tình vang lên trong khán phòng tang lễ, tiễn đưa họa sĩ Lê Thiết Cương, khiến ai nấy đều xúc động…
Con trai của họa sĩ Lê Thiết Cương – Lê Nguyên Nhật đọc lời cảm ơn tại tang lễ.
“Những ngày cuối trên giường bệnh bố cũng chia sẻ: Vì bố được nhiều người yêu thương, nên bố sẽ sẽ chiến đấu vì những người thương bố. Để thấy rằng tất cả những người hiện diện ở đây đều rất đáng quý và quan trọng với bố cháu và gia đình. Xin cúi đầu cảm tạ, lúc tang gia bối rối có gì sơ suất mong mọi người lượng thứ”, Trưởng nam Lê Nguyên Nhật xúc động nói.
Sau lễ viếng và lễ truy điệu, thi hài của họa sĩ Lê Thiết Cương được an táng tại Nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Kỳ Sơn – Phú Thọ).
Họa sĩ Lê Thiết Cương sinh năm 1962, là con nhà biên kịch, nhà thơ Lê Nguyên và quay phim Đỗ Phương Thảo. Ông theo học tại trường Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội từ năm 1985 đến năm 1990.
Ông có hơn 30 năm theo đuổi phong cách hội họa tối giản, thực hành và thể nghiệm qua nhiều nhánh rẽ khác nhau: Đậm nhạt, hòa sắc, hình và nét.
Bên cạnh hội họa, ông còn hoạt động trong nhiều lĩnh vực như nhiếp ảnh, điêu khắc, kiến trúc, thiết kế và viết văn. Các triển lãm cá nhân của ông từng được tổ chức tại Singapore, Thái Lan, Mỹ, Hàn Quốc…
Tác phẩm của ông hiện thuộc bộ sưu tập của nhiều tổ chức lớn như: Bảo tàng Nghệ thuật Singapore (SAM), Bảo tàng Royal de Mariemont (Vương quốc Bỉ), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam…
News
Xuân Hinh lần đầu gặp Thanh Thanh Hiền đã thấy sợ
“Cô ấy rót nước chè mời tôi, bảo mỗi tháng uống hết vài cân chè. Tôi sợ quá, nghĩ hợp…
Sao nữ Hàn bị xâm hại tình dục 40 lần trong 3 tháng
Xuất hiện trong show “Smoking Gun” mới đây, mẹ của cố diễn viên Yang Sora thuật lại toàn bộ vụ…
Cảnh phim chưa được chiếu của Ngọc Chinh diện trang phục xu;yên th;ấu thấy rõ mồn một thứ b;ên t;rong
Ngọc Trinh thẳng thắn đáp trả mọi bình luận trái chiều về bộ váy gây xôn xao cõi mạng. Ngọc…
Nữ ca sĩ t:;;iể:u vào m:ặt khán giả ngay trên sân khấu, còn l:;ộ ngu:yên “khu rừng nhỏ” trên màn hình máy chiếu
Nữ ca sĩ tiểu vào mặt khán giả có lẽ là câu chuyện hot nhất cộng đồng mạng thế giới…
Hồi đó xem không nghĩ cả;;nh ấ;;y lại là diễn thật 100%, giờ mới thấy rõ mồn một
Lý Lệ Trân, cái tên từng làm chao đảo màn ảnh Hồng Kông thập niên 80-90, nổi tiếng ngang hàng…
Hot girl ‘phỏng vấn dạo’ chơi nhạc cụ cực đỉnh: Ae chọn guitar hay saxophone
Bị phát tán clip nhạy cảm đến nay vẫn là vấn nạn khó kiểm soát, khiến nhiều “nạn nhân”, chủ…
End of content
No more pages to load