Theo đề xuất của Bộ GD&ĐT, tăng phụ cấp từ 35% lên 45% cho giáo viên mầm non ở vùng thuận lợi và lên 80% ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Đề xuất tăng phụ cấp với giáo viên mầm non
Mới đây, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức và người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi.
Nội dung dự thảo nêu rõ, việc thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức, người lao động trong ngành Giáo dục hiện nay còn tồn tại một số bất cập.
Theo quy định của Luật Giáo dục và Điều lệ trường mầm non, nhiệm vụ của giáo viên mầm non là chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 6 tuổi, đây là độ tuổi đòi hỏi người chăm sóc, giáo dục phải tập trung cao trong suốt quá trình trẻ ở trường để đảm bảo an toàn cho trẻ em. Ở độ tuổi này, trẻ hiếu động, sự tập trung chú ý chưa cao, nên giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian để xây dựng các bài giảng linh hoạt, sáng tạo, thu hút được sự chú ý của trẻ.
Bên cạnh đó, giáo viên mầm non làm việc theo chế độ 6 giờ/ngày, nhưng thực tế với đặc thù nghề nghiệp và yêu cầu của cha mẹ trẻ, giáo viên mầm non thường phải đón trẻ từ sớm và trả trẻ muộn (cá biệt có trường hợp giáo viên làm việc trực tiếp ở trường có thể lên đến 9 – 10 giờ). Chỉ cần còn 01 trẻ ở trường, giáo viên cũng phải đợi phụ huynh đến đón thì mới có thể về.
Mặt khác, đối với trẻ em ở độ tuổi mầm non, phụ huynh kỳ vọng nhiều về sự quan tâm, chăm sóc của giáo viên mầm non hơn so với phụ huynh các cấp học khác. Do vậy, so với giáo viên các cấp học khác, giáo viên mầm non chịu nhiều áp lực hơn từ hoạt động nghề nghiệp, kỳ vọng của gia đình trẻ em và xã hội. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thể chất và tinh thần của giáo viên.
Mặc dù hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non có tính đặc thù và mức độ phức tạp cao hơn so với giáo viên các cấp học khác, nhưng thu nhập của giáo viên mầm non so với các cấp học khác hiện đang thấp nhất (hệ số lương khởi điểm 2,10, phụ cấp 35%, tổng thu nhập khoảng 6,63 triệu đồng/tháng), dẫn đến tỷ lệ nghỉ việc cao, với 1.600 giáo viên mầm non bỏ việc từ tháng 8/2023 đến tháng 4/2024, chiếm 22% tổng số giáo viên nghỉ việc.
Dự thảo Nghị định mới tăng phụ cấp từ 35% lên 45% ở vùng thuận lợi và lên 80% ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm phản ánh đúng mức độ phức tạp và áp lực công việc.
Đối với giáo viên trường dự bị đại học, mức phụ cấp ưu đãi theo nghề chưa công bằng so với giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú, mặc dù mức độ phức tạp công việc tương đồng (quản lý, chăm sóc học sinh nội trú, tổ chức các hoạt động giữ gìn và phát triển di sản văn hóa dân tộc), có bảng lương áp dụng đối với từng hạng chức danh nghề nghiệp như nhau. Hiện nay, chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên trường dự bị đại học là 50% và giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 70%.
Bên cạnh đó, hệ thống văn bản pháp lý hiện nay còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, áp dụng chưa thống nhất giữa các địa phương. Tiêu chí xác định khu vực kinh tế – xã hội còn khác nhau, gây ra bất cập trong áp dụng phụ cấp. Sự thay đổi đơn vị hành chính qua các năm (tách, nhập) không được cập nhật kịp thời, gây khó khăn trong thực hiện chính sách. Các địa phương áp dụng mức phụ cấp cũng khác nhau do cách hiểu khác về địa bàn được hưởng, ví dụ cùng là giáo viên thành phố nhưng có nơi chi trả 35%, nơi 50%. Một số địa phương vẫn chi trả phụ cấp ưu đãi theo mức cũ mặc dù xã đã đạt chuẩn nông thôn mới và chuyển khu vực.
Ngoài ra, nhân viên trường học hiện chưa được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề; các vị trí viên chức thiết bị thí nghiệm, giáo vụ, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật chỉ có 1 hạng nên không có cơ hội để được thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Với mức thu nhập và yêu cầu công việc như hiện nay, cơ sở giáo dục khó tuyển dụng được các vị trí việc làm nhân viên chuyên trách, nhằm hỗ trợ cho hoạt động dạy học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, những bất cập nêu trên giảm động lực gắn bó với nghề, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và sự ổn định của đội ngũ nhân sự ngành Giáo dục.
Theo đó, việc ban hành Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức, người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập tạo hành lang pháp lý để địa phương có căn cứ triển khai thực hiện, đảm bảo quyền lợi, công bằng cho viên chức, người lao động trong thời gian chưa thực hiện chính sách tiền lương mới. Đồng thời, thể hiện rõ quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu” và sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ nhà giáo, viên chức, người lao động ngành Giáo dục.
Bộ GD&ĐT đề xuất tăng phụ cấp cho giáo viên mầm non. Ảnh minh họa: TL
Các mức phụ cấp ưu đãi theo nghề
Mức phụ cấp 15%
Áp dụng đối với viên chức, người lao động thuộc nhóm vị trí việc làm công tác hỗ trợ, phục vụ trong các cơ sở giáo dục công lập.
Mức phụ cấp 20%
Áp dụng đối với viên chức, người lao động thuộc nhóm vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong các cơ sở giáo dục công lập.
Mức phụ cấp 25%
Áp dụng đối với viên chức, người lao động:
– Làm công tác giảng dạy trong các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Thuộc nhóm vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành (trừ vị trí việc làm giáo viên, giảng viên) trong các cơ sở giáo dục công lập.
Mức phụ cấp 30%
Áp dụng đối với viên chức, người lao động:
– Làm công tác giảng dạy trong các trường trung cấp; các trung tâm bồi dưỡng chính trị;
– Làm công tác giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên.
Mức phụ cấp 35%
Áp dụng đối với viên chức, người lao động:
– Làm công tác giảng dạy trong các trường tiểu học.
– Làm công tác giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên ở các xã khu vực I, khu vực II vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ.
Mức phụ cấp 40%
Áp dụng đối với viên chức, người lao động:
– Làm công tác giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm trong đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng;
– Làm công tác giảng dạy trong các trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo;
– Làm công tác giảng dạy môn chính trị trong các trường trung cấp.
Mức phụ cấp 45%
Áp dụng đối với viên chức, người lao động:
– Làm công tác giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non;
– Làm công tác giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng; trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương; các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Mức phụ cấp 50%
Áp dụng đối với viên chức, người lao động:
– Làm công tác giảng dạy trong các trường năng khiếu thể dục thể thao, trường năng khiếu nghệ thuật; trường phổ thông dân tộc bán trú;
– Làm công tác giảng dạy trong các trường tiểu học ở xã khu vực I, khu vực II vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ.
Mức phụ cấp 60%
Áp dụng đối với viên chức, người lao động làm công tác giảng dạy trong các trường mầm non thuộc xã khu vực I, khu vực II vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ.
Mức phụ cấp 70%
Áp dụng đối với viên chức, người lao động:
– Làm công tác giảng dạy trong các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông chuyên, trường dự bị đại học; trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật;
– Làm công tác giảng dạy trong các cơ sở giáo dục thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ;
– Trường hợp đang công tác tại trường giáo dưỡng hưởng phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật, nếu mức phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh thấp hơn 70% thì được hưởng thêm tỷ lệ phần trăm chênh lệch để đạt được mức phụ cấp ưu đãi bằng 70%.
Mức phụ cấp 80%
Áp dụng đối với viên chức, người lao động làm công tác giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.
Phụ cấp ưu đãi nhà giáo công tác, giảng dạy tại các xã thuộc khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo, xã biên giới
Nhà giáo công tác, giảng dạy tại các xã thuộc khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo, xã biên giới theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới thì tiếp tục được hưởng mức phụ cấp ưu đãi của vùng này trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
News
Lý do nhiều phụ huynh ở Nghệ An phải xin lỗi vì hành động xấu hổ của 18 con em đang du học tại Anh
Sau khi con em bị phát hiện tham gia biểu tình trái phép tại Anh, nhiều gia đình đã lên…
Loạt gia đình ở Nghệ An bỗng phải xin lỗi sau hành động đáng xấu hổ của con em tại Anh
Sau khi con em bị phát hiện tham gia biểu tình trái phép tại Anh, nhiều gia đình đã lên…
Uống nước dừa để làm mát gan, thải độc gan thế nào cho đúng cách?
Nước dừa có thích hợp để thải độc gan, làm mát gan không? Nước dừa là loại nước giải khát…
Ngoài trời mát mẻ, nhạc trên xe mở du dương còn gì bằng nữa
Trong suốt lịch sử lâu dài của nhân loại, những giấc mơ giống như những ngôi sao sáng nhất trên…
5 loại đồ uống gây hại cho thận không phải ai cũng biết đến
Thận đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên, nhiều loại đồ uống có vẻ vô…
Đang đi chụp bộ ảnh rừng sim thì…..
Sau khi bị phát hiện chuyện ngoại tình, cô gái trưng ra thái độ dửng dưng, không chút hối lỗi….
End of content
No more pages to load