Dự thảo Luật Nhà giáo vừa được Quốc hội thông qua không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức.
Sáng nay (16.6), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Nhà giáo.
Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, 451/460 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96,23%.
Trước khi Quốc hội biểu quyết, thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh đã báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội thông qua.
Sáng nay 16.6, Quốc hội chính thức thông qua Luật Nhà giáo. Ảnh: Quochoi.vn
Ông Vinh cho biết, sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật gồm 9 chương, 42 điều, giảm 4 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội đầu Kỳ họp thứ 9 và giảm 8 điều so với dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ 8.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh. Ảnh: Quochoi.vn
Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định cấm nhà giáo dạy thêm trái quy định pháp luật, cấm dạy thêm học sinh mà nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy; làm rõ hơn việc tổ chức, cá nhân không được đăng tải, phát tán thông tin về nhà giáo.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin báo cáo: Dự thảo Luật không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan. Yêu cầu nhà giáo không được dạy thêm cho học sinh mà mình đang trực tiếp giảng dạy hiện đã quy định trong Thông tư về dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về quy định liên quan tới việc đăng tải, phát tán thông tin về nhà giáo, dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng quy định tổ chức, cá nhân không được đăng tải, phát tán thông tin mang tính quy kết về trách nhiệm của nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp khi chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
Về chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ, thu hút nhà giáo (các Điều 25, 26, 27), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, việc quy định nhà giáo được hưởng lương, phụ cấp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về chính sách nhà giáo; không trái với tinh thần cải cách chính sách tiền lương.
“Về tiền lương của nhà giáo khu vực ngoài công lập cần theo nguyên tắc thoả thuận, do vậy, dự thảo Luật đã chỉnh lý theo hướng thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động” – ông Vinh nói.
Về chế độ tập sự, thử việc và về hợp đồng lao động đối với nhà giáo, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng bỏ điều quy định về chế độ tập sự, thử việc; chế độ tập sự, thử việc thực hiện theo Luật Viên chức và các luật liên quan; chuyển nội dung Điều 17 dự thảo Luật trước khi chỉnh lý quy định về hợp đồng đối với nhà giáo thành khoản 5 Điều 14 dự thảo Luật quy định về tuyển dụng nhà giáo.
Luật Nhà giáo sẽ này có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2026.
News
Chính thức có một hộ dân được Tổng Công ty điện lực được đền bù gần 100 tri;;;ệu nhờ làm điều này
Người thu hộ trên thông báo thu tiền điện và thực tế có tên gần như nhau, chỉ khác tên…
Chuyện về người phụ nữ 4 chân, 2 cái â’y từng được nhiều người theo đuổi: Đã s;;;;inh con..
ừ khi chào đời, người phụ nữ này đã có tới 4 chân và 2 cơ quan sinh dục riêng…
Hoàng Thuỳ Linh: “Việt Dart là kỷ niệm tuyệt vời…”
Linh đã từng có được một quãng thời gian hạnh phúc, thỉnh thoảng Việt vẫn gọi điện hỏi thăm và…
Phụ nữ có 4 đi;;ểm “Ghờ” mà ae không bao giờ c?hạm đến được
Liệu bạn có biết phụ nữ có 4 điểm G thay vì chỉ 1 điểm như chúng ta thường nghĩ?…
Tại trận vợ cùng 1 CSGT vào “tâm sự” chuyện gia đình
Chồng cùng nhiều người khác ập vào nhà nghỉ thì phát hiện vợ mình đang ở chung phòng với một…
Trần Hà Linh “muốn Top 1” với clip 5 tr;;;;iệu viu
Có thể khẳng định, tới nay sức nóng của cái tên Trần Hà Linh vẫn chưa hề giảm nhiệt. Trần…
End of content
No more pages to load